Nghiên cứu hồi cứu nhằm mô tả một số đặc điểm dịch tễ học, lâm sàng và cận lâm sàng ở 491 bệnh nhân (BN) bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) điều trị nội trú tại Bệnh viện Phổi Hải Phòng từ 1/1/2021 đến 28/2/2022. Kết quả cho thấy tỷ lệ nam giới 83%, nữ giới 17%; nhóm trên 60 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất với 82,1%. Tỉ lệ hút thuốc lá và thuốc lào tương ứng là 32,2% và 36,5%; tỉ lệ hút cả 2 loại là 21,8%. Có 4,3% số BN bị COPD là mắc hen; 4,5% là có tiền sử dị ứng. Số năm phát hiện bệnh dưới 5 năm chiếm ¾ tổng số BN COPD; 4,9% BN phát hiện bệnh trên 10 năm. Các triệu chứng cơ năng như ho khạc là 99,4%; khó thở 93,1%, tức ngực, mệt mỏi và ăn kém gặp với khoảng 2/3 số BN. Có 20,6% BN có chức năng thông khí kém ở mức độ vừa; 16,7% ở mức nặng và 4,7% rất nặng. BN có kết quả test giãn phế quản dương tính phục hồi không hoàn toàn là 7,4%. 67% BN COPD là có tổn thương X-quang nghĩ đến COPD. Có 61% BN có kết quả chụp CT tổn thương nghĩ đến COPD. Cần tăng cường truyền thông giáo dục sức khỏe, khám sàng lọc COPD tại cộng đồng giúp cộng đồng phòng bệnh, chủ động hơn trong khám và phát hiện sớm bệnh.
Nghiên cứu được thực hiện bằng phương pháp mô tả hồi cứu trên 460 đối tượng bị đái tháo đường týp 2 năm 2021 tại quận Lê Chân, Hải Phòng nhằm mô tả đặc điểm dịch tễ, lâm sàng ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 được điều trị ngoại trú và một số yếu tố liên quan. Trong nghiên cứu, tỷ lệ bệnh nhân có bệnh lý kèm theo đái tháo đường (ĐTĐ) týp 2 chiếm 91,3% trong đó tăng huyết áp (THA) chiếm 50,9%, rối loạn lipid máu chiếm 17,4%. Có 50,2% bệnh nhân đã có biến chứng của đái tháo đường. Có 36,3% bệnh nhân mắc bệnh từ 10 năm trở lên. Tỷ lệ bệnh nhân tuân thủ dùng thuốc trong điều trị bệnh chiếm 71,5%. Có 69,1% bệnh nhân tuân thủ chế độ ăn, 73,9% tuân thủ hoạt động thể lực trong điều trị bệnh đái tháo đường. Có 56,7% bệnh nhân kiểm soát glucose máu lúc đói đạt mục tiêu; 50,7% bệnh nhân kiểm soát HbA1C đạt mục tiêu; 48,9% kiểm soát cả glucose máu lúc đói và HbA1C đạt mục tiêu. Nghiên cứu tìm thấy một số yếu tố liên quan đến tỷ lệ kiểm soát đường huyết của bệnh nhân là tỷ lệ được tư vấn chế độ ăn, chế độ luyện tập, biến chứng; tỷ lệ bệnh nhân tuân thủ hoạt động thể lực, tuân thủ dùng thuốc.
Nghiên cứu nhằm mục tiêu mô tả thực trạng quản lí bệnh nhân đồng nhiễm lao/HIV tại các phòng khám ngoại trú Thành phố Hải Phòng, năm 2016 - 2020. Chúng tôi thực hiện nghiên cứu cắt ngang mô tả trên 155 hồ sơ bệnh án bệnh nhân đồng nhiễm lao/HIV thu được kết quả như sau: Các bệnh nhân lao đồng nhiễm HIV đang điều trị ARV (Antiretrovirus - Thuốc kháng virut) với phác đồ bậc 1 chiếm tỷ lệ 94%. Trong các thể lao, lao phổi hay gặp nhất (78,1%). Nhiễm trùng cơ hội được tìm thấy ở các bệnh nhân nhiều nhất là viêm phổi (61%). Tỷ lệ bệnh nhân nhiễm viêm gan C chiếm 20,6%; viêm gan B chiếm 4,5%. Các bệnh nhân điều trị dự phòng Cotrimoxazol chiếm tỷ lệ 49%. Tỷ lệ tuân thủ điều trị ARV tốt trước khi điều trị lao chiếm 72,1%; tuân thủ điều trị ARV tốt trong khi điều trị lao 90,3%. Kết quả điều trị lao thành công chiếm 91,6%; kết quả điều trị lao thành công ở nhóm tuân thủ điều trị tốt (96,4%) cao hơn ở nhóm tuân thủ điều trị không tốt (46,7%) sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,001.
Nghiên cứu này nhằm mô tả sự hài lòng về dịch vụ tiêm chủng mở rộng và một số yếu tố liên quan ở các bà mẹ có con dưới 1 tuổi tại trạm y tế xã, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng năm 2019. Nghiên cứu cắt ngang thực hiện trên 300 bà mẹ có con dưới 1 tuổi ở 5 xã huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng về dịch vụ tiêm chủng mở rộng tại trạm y tế xã cho thấy: Tỷ lệ hài lòng chung của bà mẹ với dịch vụ tiêm chủng mở rộng tại Trạm y tế xã là 74,0% và không hài lòng là 26,0%. Tỷ lệ trả lời về thái độ của cán bộ y tế (CBYT) với bà mẹ, 17,0% thái độ rất quan tâm, chu đáo; 43,7% quan tâm, chu đáo; 37,7% thái độ bình thường; chỉ 0,2% lạnh nhạt. Trả lời về chất lượng dịch vụ tiêm chủng: 3,7% cho rằng đạt mức độ rất tốt, 54,0% cho rằng đạt mức độ tốt, 42,0% chấp nhận được dịch vụ và 0,3% cho rằng rất kém. Có sự khác biệt giữa mức độ hài lòng về dịch vụ tiêm chủng ở nhóm bà mẹ thường xuyên được tư vấn trước tiêm chủng (80,3%) với nhóm bà mẹ không hoặc không thường xuyên được tư vấn trước tiêm chủng (46,6%). Có sự khác biệt giữa mức độ hài lòng về dịch vụ tiêm chủng ở nhóm bà mẹ được tư vấn thường xuyên sau tiêm chủng (79,5%) với nhóm bà mẹ được tư vấn không thường xuyên sau tiêm chủng (62,1%).
scite is a Brooklyn-based organization that helps researchers better discover and understand research articles through Smart Citations–citations that display the context of the citation and describe whether the article provides supporting or contrasting evidence. scite is used by students and researchers from around the world and is funded in part by the National Science Foundation and the National Institute on Drug Abuse of the National Institutes of Health.
customersupport@researchsolutions.com
10624 S. Eastern Ave., Ste. A-614
Henderson, NV 89052, USA
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Copyright © 2025 scite LLC. All rights reserved.
Made with 💙 for researchers
Part of the Research Solutions Family.