- Mục tiêu: Ion ma - giê (Mg) đóng vai trò quan trọng trong chuyển hóa glucose. Thiếu ma - giê kín đáo hay hạ Mg máu rõ làm nặng thêm tình trạng đề kháng insulin, bất dung nạp carbohydrate và phát triển biến chứng mạn ở người đái tháo đường (ĐTĐ). Nghiên cứu đánh giá tình trạng hạ Mg và mối liên quan với bệnh võng mạc ĐTĐ ở người đái tháo đường típ 2 .
- Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang trên 98 bệnh nhân ĐTĐ típ 2 (68 nội trú và 30 ngoại trú) tại BV Nhân Dân Gia Định (tháng 02 - 10/2021). Không thu nhận người có bệnh nội khoa quan trọng, có biến chứng cấp, dùng các thuốc ảnh hưởng đến Mg máu và phụ nữ có thai hay cho con bú. Thu thập thông tin về tình trạng bệnh ĐTĐ, creatinin huyết thanh, Mg huyết thanh, tỉ số ACR niệu và chụp hình màu võng mạc kỹ thuật số. Hạ Mg được định nghĩa khi Mg máu thấp hơn 0,7mmol/l. Phân tích hồi quy logistic đa biến tìm các yếu tố đi kèm với hạ Mg máu.
- Kết quả: Đối tượng tham gia có nữ (59,18%) nhiều hơn nam (40,82%), tuổi trung bình 62,6 năm. Thời gian bệnh ĐTĐ 9 năm, HbA1c trung vị là 6,9% và 29,6% bị bệnh võng mạc ĐTĐ. Nồng độ Mg máu trung bình của mẫu là 0,74 mmol/L, có 28 bệnh nhân (28,6%) bị hạ Mg. Nhóm hạ Mg có BMI cao hơn (22,95 so với 21,98 kg/m2), mắc ĐTĐ nhiều năm hơn (10 năm so với 8 năm), kiểm soát đường huyết kém hơn (HbA1c 8,2% so với 6,8%), mức HDL - cholesterol thấp hơn (0,89 so với 1,06 mmol/L), bệnh thận mạn nhiều hơn (35,7% so với 17,1%) và tỉ lệ bệnh võng mạc cao hơn nhóm Mg máu bình thường có ý nghĩa thống kê (60,7% so với 17,1%). Các yếu tố đi kèm nguy cơ hạ Mg máu là không kiểm soát đường huyết (OR 1,35; 1,0 - 1,81) và bệnh võng mạc ĐTĐ (OR 4,03; 125 - 12,97) sau khi đã điều chỉnh với BMI, thời gian mắc ĐTĐ, tăng huyết áp và HDL - cholesterol.
- Kết luận: Nghiên cứu cho thấy hạ Mg máu rất thường gặp ở người bệnh ĐTĐ típ 2 có bệnh nhiều năm. Nguy cơ hạ Mg máu tăng ở người bệnh không kiểm soát đường huyết hoặc có biến chứng võng mạc. Cần nghiên cứu thêm để có thể khẳng định mối liên quan nhân quả này.
Abstract
- Objectives: Magnesium plays a key role in glucose metabolism in the human body. A chronic latent magnesium deficit or overt clinical hypomagnesemia has been implicated in insulin resistance, carbohydrate intolerance, and diabetic chronic complications. This report provides the findings involving hypomagnesemia and the association with diabetic retinopathy in Vietnamese type 2 diabetes patients
- Methods: The cross - sectional study of 98 type 2 diabetes patients (68 inpatients and 30 outpatients) was conducted in Gia Dinh People’s Hospital from February to October 2021. Patients with advanced concurrent disease, those on supplements containing magnesium or drugs known to affect serum Mg levels, and pregnant orlactating women were excluded. Data on diabetes status, serum Mg levels, and digital retinal imaging has been collected. Hypomagnesemia was confirmed if serum magnesium was < 0.7 mmol/l. Potential associated factors of hypomagnesemia were evaluated in multi-logistic regression.
- Results: Among 98 subjects the female and males were nearly equal. The average age was 62.6 years and the mean duration of diabetes was 9 years. The median of HbA1c was 6.9%. There were 28 patients (28.6%) with hypomagnesemia. The hypomagnesemia group had a higher BMI (22.95 vs. 21.98 kg/m2), longer duration of diabetes (10 years vs. 8 years), higher frequency of chronic kidney disease (35.7% vs. 17.1%), worse glycemic control (HbA1c 8.2% vs. 6.8%), and lower HDL - cholesterol level (0.89 vs. 1.06 mmol/L) than the normal magnesemia group. The patients with hypomagnesemia had diabetic retinopathy up to 60.7% while there was only 10.7% among patients without diabetic retinopathy (p = 0.001). Poor glycemic control (OR = 1.35, 1.0 - 1.81) and diabetic retinopathy (OR = 4.03, 125 - 12.97) were associated with higher risk for hypomagnesemia when controlling for BMI, diabetes duration, and HDL - cholesterol levels.
- Conclusion: Hypomagnesemia is truly common in patients with long - time type 2 diabetes. Hypomagnesemia should be assessed in individuals with poor glycemic control or diabetic retinopathy. Future studies should be focused on further investigatingthe association between hypomagnesemia and microvascular diabetic complications.