Viện Công nghệ sinh học, Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam, nguyenducthanh_pcg@ibt.ac.vn TÓM TẮT: Từ thập kỷ 80 của thế kỷ trước, các kỹ thuật chỉ thị DNA được bắt đầu và phát triển nhanh chóng trở thành lĩnh vực quan trọng trong sinh học phân tử. Các chỉ thị DNA được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu và chọn lọc. Các kỹ thuật chỉ thị DNA được xây dựng để phát triển các chỉ thị DNA cho nghiên cứu đa dạng di truyền, phát sinh loài, phân loại, đánh dấu và xác định gen; cho chọn lọc nguồn gen và chọn giống nhờ chỉ thị phân tử. Sự phát triển của hàng loạt các chỉ thị DNA khác nhau cùng với các nguyên lý, phương pháp và ứng dụng của chúng dẫn đến việc cần thiết xem xét một cách cẩn thận trong việc lựa chọn kỹ thuật phù hợp cho mục đích nghiên cứu. Không có chỉ thị DNA nào hiện biết có thể đáp ứng đầy đủ tất cả các yêu cầu của nhà nghiên cứu. Phụ thuộc vào vấn đề nghiên cứu, có thể chọn trong các kỹ thuật chỉ thị DNA khác nhau mà mỗi kỹ thuật có thể có một số đặc tính cần thiết. Ở Việt Nam, một số kỹ thuật chỉ DNA được bắt đầu sử dụng từ cuối những năm 90 của thế kỷ XX. Tuy nhiên, việc sử dụng còn hạn chế vì mới chủ yếu sử dụng các kỹ thuật như đa hình DNA nhân bản ngẫu nhiên, kỹ thuật các chuỗi lặp lại đơn giản hay tiểu vệ tinh, kỹ thuật đa hình độ dài các đoạn nhân bản chọn lọc trong các nghiên cứu: đa dạng di truyền, lập bản đồ liên kết phân tử và chọn giống nhờ chỉ thị phân tử ở thực vật. Bài tổng quan này sẽ giới thiệu tổng quát về hầu hết các kỹ thuật chỉ thị DNA hiện có và ứng dụng của chúng trong nghiên cứu và chọn lọc ở thực vật nhằm cung cấp thông tin cần thiết và cập nhật cho các nhà nghiên cứu phân loại, bảo tồn và chọn giống trong việc lựa chọn kỹ thuật chỉ thị DNA phù hợp.Từ khóa: Chọn giống nhờ chỉ thị phân tử, chọn lọc nguồn gen, đa dạng di truyền, kỹ thuật chỉ thị DNA, xác định gen.
MỞ ĐẦUKể từ khi chỉ thị DNA đầu tiên được phát triển và ứng dụng cho đến cuối những năm 90 của thế kỷ XX, hàng loạt chỉ thị DNA hay còn gọi là chỉ thị phân tử được ra đời đó là các chỉ thị: chỉ thị đa hình độ dài các đoạn cắt hạn chế (RFLP-restriction fragment length polymorphism [20] SINH HOC 2014, 36(3): 265-294