ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ MỘNG THỊT BẰNG PHẪU THUẬT XOAY HAI VẠT KẾT MẠC
EVALUATION OF ROTATING DOUBLE CONJUNCTIVAL FLAPS TECHNIQUE FOR PTYGERIUM SURGERY
Tác giả: Lê Viết Nhật Hưng, Huỳnh Thị Xuân Thảo
Đăng tại: Tập 13 (01); Trang: 113
DOI: 10.34071/jmp.2023.1.16
Tóm tắt bằng tiếng Việt:
Đặt vấn đề: Phương pháp phẫu thuật xoay vạt kết mạc đã được nghiên cứu trước đây với kết quả khả quan về thẩm mỹ và tỷ lệ tái phát. Dựa trên cơ sở này, chúng tôi đã nghiên cứu và có những bước cải tiến trong phương pháp phẫu thuật xoay hai vạt kết mạc nhằm đơn giản hoá quá trình phẫu thuật cũng như tăng hiệu quả điều trị cho bệnh nhân mộng thịt.
Mục tiêu: 1. Khảo sát đặc điểm lâm sàng của mộng thịt. 2. Đánh giá kết quả điều trị mộng thịt bằng phương pháp phẫu thuật xoay hai vạt kết mạc.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả, tiến cứu có can thiệp lâm sàng trên 41 mắt của 36 bệnh nhân mộng thịt nguyên phát điều trị bằng phẫu thuật xoay hai vạt kết mạc tại khoa Tai Mũi Họng - Mắt - Răng Hàm Mặt, Bệnh viện Trường Đại học Y - Dược Huế. Bệnh nhân được theo dõi và đánh giá kết quả khi ra viện, sau phẫu thuật 1 tuần, 1 tháng và 3 tháng.
Kết quả: Mộng thịt độ II và III chiếm đa số, hình thái lâm sàng trung gian chiếm 56,1%. Thị lực trung bình sau phẫu thuật là 0,66 ± 0,23 (trước phẫu thuật là 0,54 ± 0,28). Độ loạn thị giảm từ 1,23 ± 0,83D xuống 0,98 ± 0,59D sau 1 tháng và 0,71 ± 0,54D sau 3 tháng phẫu thuật. Chỉ số Kf của mắt mộng thịt độ III và IV sau phẫu thuật tăng có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. 40/41 mắt trong nghiên cứu (97,56%) đạt kết quả thẩm mỹ tốt. Không ghi nhận trường hợp nào tái phát sau 3 tháng phẫu thuật.
Kết luận: Nghiên cứu bước đầu của phương pháp xoay hai vạt kết mạc đã đạt hiệu quả tốt về thẩm mỹ, chức năng, ít biến chứng, tỷ lệ tái phát thấp.
Từ khóa:mộng thịt, phương pháp xoay hai vạt kết mạc, loạn thị.
Abstract:
Background: The rotational conjuctival flap technique in primary pterygium surgery has been studied before with positive outcomes in terms of aesthetics and recurrence rate. Based on this, we have studied and made improvements in the double conjunctival flap rotation technique in order to simplify the surgical process as well as increase the effectiveness of treatment for patients with pterygium.
Objective: 1. To investigate clinical features of pterygium. 2. To evaluate the results of pterygium treatment by rotating double conjunctival flaps.
Methods: Descriptive, prospective, clinical trial on 41 eyes of 36 primary pterygium patients who were treated with double - rotating conjunctival flaps surgery at the ENT - Eye - Odontology Department, Hue University of Medicine and Pharmacy Hospital. Patients were followed up at postoperative day 1, 7; 1st month and 3rd month.
Results: Grade II and III pterygium accounted for the majority, the intermediate clinical morphology comprised 56.1% of cases. The mean postoperative visual acuity was 0.66 ± 0.23D (the preoperative VA was 0.54 ± 0.28D). Astigmatism decreased from 1.23 ± 0.83D preoperatively to 0.98 ± 0.59D after 1 month and 0.71 ± 0.54D after 3 months of surgery. Kf index of pterygium grade III and IV after surgery increased statistically significantly with p < 0.05. 40/41 eyes in the study (97.56%) achieved good cosmetic results. No case of recurrence was recorded 3 months after surgery.
Conclusions: The initial research of the double conjunctival flap rotation has achieved good results in terms of aesthetics, function, few complications, low recurrence rate.
Key words: pterygium, double - rotating conjunctival flaps surgery, astigmatism.