Đến Tòa soạn: 15/7/2016; Chấp nhận đăng: 3/12/2016
TÓM TẮTBài báo giới thiệu công nghệ hàn phục hồi chi tiết trục C45 có đường kính Ø ≤ 100 bằng phương pháp hàn lăn tự động với dây thép hợp kim. Với công nghệ này cho năng suất cao vì quá trình hàn sử dụng dòng điện hàn có cường độ rất lớn, thời gian tác dụng ngắn, tốc độ hàn ổn định nhờ thiết bị dễ được cơ khí hóa và tự động hóa nên chi tiết hàn ít bị biến dạng. Chất lượng mối hàn tốt, mối hàn không có xỉ, quá trình hàn không cần đến thuốc hàn hay khí bảo vệ. Bằng công nghệ hàn đắp phục hồi này có thể làm cho độ cứng và tính chống mài mòn của lớp bề mặt các chi tiết máy làm từ thép C45 tăng lên khoảng 1,5 lần (đạt được độ cứng từ 50 đến 55 HRC).Từ khóa: hàn lăn tự động, lớp đắp, thép C45, độ cứng, mài mòn, dây thép hợp kim, dòng điện hàn, phục hồi, công nghệ đắp.
ĐẶT VẤN ĐỀNâng cao độ bền chống mài mòn, chịu ăn mòn, làm việc trong các môi trường áp suất cao, nhiệt độ cao, dưới biển, trong lòng đất của từng chi tiết, bộ phận hay toàn bộ thiết bị bằng công nghệ hàn lăn tự động với dây thép hợp kim trên bề mặt các chi tiết dạng trục là hết sức cần thiết đối với công nghệ phục hồi các sản phẩm cơ khí.Công nghệ hàn lăn tự động với dây thép hợp kim trên bề mặt các chi tiết dạng trục sẽ tạo cho các sản phẩm cơ khí có độ bền, các tính năng công nghệ cần thiết đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao và ngặt nghèo của các quy trình công nghệ sản xuất.Rất nhiều loại chi tiết yêu cầu cần có độ bền dẻo ở bên trong và đồng thời có độ cứng, độ chịu mài mòn tốt ở lớp ngoài, trong đa số các trường hợp lớp hàn đắp phủ bề mặt có chiều dầy nhỏ so với chiều dày của cả chi tiết nhưng có tầm quan trọng rất lớn quyết định đến độ bền, tuổi thọ làm việc của chi tiết.