- Mục tiêu: Xác định nguyên nhân, đặc điểm điều trị, kết quả và các yếu tố liên quan tử vong của bệnh nhân bị suy gan cấp được điều trị tại khoa Hồi sức Tăng cường - Chống độc bệnh viện Nhi đồng 1 từ 1/2018 đến 6/2021.
- Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hàng loạt ca.
- Kết quả: 102 trường hợp mắc suy gan cấp. Ở các nguyên nhân gây suy gan cấp, sốc là nguyên nhân hàng đầu (79,3%) với sốc nhiễm trùng và sốc sốt xuất huyết lần lượt là 43,1% và 23,5%. Không ghi nhận trường hợp nào do viêm gan siêu vi A, B hay C. Wilson là nguyên nhân duy nhất ở nhóm rối loạn chuyển hóa di truyền và không trẻ nào mắc suy gan cấp do ngộ độc thuốc. Các điều trị thường dùng: Natri ưu trương (43,1%), Manitol (30,4%), NAC (28%). 18 trẻ được tiến hành lọc máu liên tục (CRRT), tất cả đều được chỉ định khi có diễn tiến não gan giai đoạn III - IV kèm tăng NH3 ≥ 150 µmol/L hoặc có kèm suy thận. Có sự khác biệt có ý nghĩa giữa NH3 trước và sau 24 giờ CRRT. Trong 9 ca thay huyết tương, hầu như tất cả đều được chỉ định khi không đáp ứng với CRRT (89%) và đa số trẻ (67%) được thay với khối lượng lớn. Tỉ lệ tử vong chung là 40,2%. Các yếu tố liên quan tử vong gồm: Bệnh não gan độ IV (OR 20,27, p < 0,05), tăng NH3 máu (OR 1,013, p < 0,05) và giảm Hemoglobin (OR 0,737, p < 0,05).
- Kết luận: Cần nhận biết và xử trí sớm sốc để hạn chế biến chứng tổn thương đa cơ quan. Nên nhanh chóng tiến hành CRRT khi trẻ có bệnh não gan nặng kèm NH3 tăng cao không đáp ứng với điều trị nội khoa.
Abstract
- Objectives: The aim of this study was to describe the causes, treatment characteristics, outcomes and mortality related factors in children with acute liver failure (ALF) admitted to the pediatric intensive care unit at children hospital 1 from January 2018 to June 2021.
- Method: Case series study.
- Results: A total of 102 children with ALF were admitted to the pediatric intensive care unit at children hospital 1 over the course of the study period. The most common causes of ALF were septic shock (43.1%) and Dengue shock syndrome (23.5%). None of our patients had viral hepatitis A, B or C. Wilson disease was the only cause identified in the hereditary metabolic disorder group. Acetaminophen overdose and other drugs’ intoxication severe enough to cause ALF were not seen during the period. Commonly used treatments were hypertonic saline (43.1%), Mannitol (30.4%) and NAC (28%). 18 patients received CRRT, which was indicated when these patients showed signs of advanced hepatic encephalopathy (Grade 3 - 4) and a level of serum ammonia greater than 150µmol/L or renal failure as a comorbid condition. There was a significant difference between the levels of serum ammonia before and 24-hour after CRRT. 9 patients underwent plasma exchange, which was mostly indicated in patients who had not responded to CRRT (89%). Most plasma exchanges (67%) were performed with high volume. Overall mortality rate was 40.2%. Risk factors for a fatal outcome in children with ALF include grade IV hepatic encephalopathy, raised level of serum ammonia and anemia.
- Conclusions: Early recognition and aggressive therapy in pediatric shock are crucial to prevent multiple organ dysfunction syndrome. CRRT should be initiated in patients who show signs of advanced coma grades with a raised level of serum ammonia that do not respond to standard medical therapy.