Search citation statements
Paper Sections
Citation Types
Year Published
Publication Types
Relationship
Authors
Journals
Đặt vấn đề: Viêm phổi mắc phải tại cộng đồng (CAP) là một trong những bệnh nhiễm trùng phổ biến và nguyên nhân hàng đầu gây nhập viện ở trẻ em. Mục tiêu: Nghiên cứu này nhằm đánh giá việc kê đơn kháng sinh điều trị CAP nội trú ở bệnh nhi. Phương pháp: Nghiên cứu này sử dụng phương pháp hồi cứu mô tả cắt ngang dựa trên hồ sơ bệnh án. Kết quả: Phần lớn các bệnh nhi CAP thể hiện triệu chứng sốt (47.6%), ho (79.0%), thở co lõm ngực (64.5%), rale phổi (73.4%) và thở nhanh (37.1%). Chỉ định cấy vi sinh được thực hiện ở mức trung bình (49.2%) với tỷ lệ đề kháng kháng sinh ở mức thấp (5.4%). Phần lớn bệnh nhi CAP (58.9%) thể hiện tổn thương qua X-quang phổi. Các kháng sinh chủ yếu thường sử dụng trong điều trị CAP ban đầu là nhóm cephalosporin thế hệ 3 chiếm hơn 90% chỉ định bao gồm Cefotaxim (76.6%) và Ceftriaxon (13.7%). Ngoài ra, các dạng phối hợp chủ yếu trong điều trị ban đầu CAP nội trú là Cefotaxim/ Ceftriaxon với Azithromycin. Sử dụng hợp lí kháng sinh ở bệnh nhi trong điều trị CAP được tìm thấy ở mức cao (92.7% cho điều trị ban đầu; >95% cho các lần đổi kháng sinh). Phần lớn các bệnh nhi điều trị CAP nội trú với thời gian nhỏ hơn 14 ngày (96.8%). Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố thể hiện mối liên quan (p < 0.05) với sự hợp lí trong kê đơn kháng sinh điều trị CAP nội trú bao gồm: giới tính, khoa điều trị, nhóm tuổi, chỉ số SpO2, chỉ số CRP và cấy vi sinh. Kết luận: Cephalosporin thế hệ thứ ba là loại kháng sinh được sử dụng phổ biến nhất. Thuốc kháng sinh được kê đơn tuân thủ tốt các hướng dẫn điều trị. Kết quả điều trị CAP bằng kháng sinh cho thấy đáp ứng tốt với tỷ lệ đỡ (63.7%) và khỏi bệnh (36.3%) sau khi xuất viện.
Đặt vấn đề: Viêm phổi mắc phải tại cộng đồng (CAP) là một trong những bệnh nhiễm trùng phổ biến và nguyên nhân hàng đầu gây nhập viện ở trẻ em. Mục tiêu: Nghiên cứu này nhằm đánh giá việc kê đơn kháng sinh điều trị CAP nội trú ở bệnh nhi. Phương pháp: Nghiên cứu này sử dụng phương pháp hồi cứu mô tả cắt ngang dựa trên hồ sơ bệnh án. Kết quả: Phần lớn các bệnh nhi CAP thể hiện triệu chứng sốt (47.6%), ho (79.0%), thở co lõm ngực (64.5%), rale phổi (73.4%) và thở nhanh (37.1%). Chỉ định cấy vi sinh được thực hiện ở mức trung bình (49.2%) với tỷ lệ đề kháng kháng sinh ở mức thấp (5.4%). Phần lớn bệnh nhi CAP (58.9%) thể hiện tổn thương qua X-quang phổi. Các kháng sinh chủ yếu thường sử dụng trong điều trị CAP ban đầu là nhóm cephalosporin thế hệ 3 chiếm hơn 90% chỉ định bao gồm Cefotaxim (76.6%) và Ceftriaxon (13.7%). Ngoài ra, các dạng phối hợp chủ yếu trong điều trị ban đầu CAP nội trú là Cefotaxim/ Ceftriaxon với Azithromycin. Sử dụng hợp lí kháng sinh ở bệnh nhi trong điều trị CAP được tìm thấy ở mức cao (92.7% cho điều trị ban đầu; >95% cho các lần đổi kháng sinh). Phần lớn các bệnh nhi điều trị CAP nội trú với thời gian nhỏ hơn 14 ngày (96.8%). Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố thể hiện mối liên quan (p < 0.05) với sự hợp lí trong kê đơn kháng sinh điều trị CAP nội trú bao gồm: giới tính, khoa điều trị, nhóm tuổi, chỉ số SpO2, chỉ số CRP và cấy vi sinh. Kết luận: Cephalosporin thế hệ thứ ba là loại kháng sinh được sử dụng phổ biến nhất. Thuốc kháng sinh được kê đơn tuân thủ tốt các hướng dẫn điều trị. Kết quả điều trị CAP bằng kháng sinh cho thấy đáp ứng tốt với tỷ lệ đỡ (63.7%) và khỏi bệnh (36.3%) sau khi xuất viện.
Đặt vấn đề: Hen suyễn là một bệnh mãn tính phổ biến ở trẻ em và thanh thiếu niên hơn người lớn, đặc biệt là do bệnh khởi phát sớm và các triệu chứng đa dạng. Ngoài ra, hen suyễn cũng là nguyên nhân hàng đầu gây gánh nặng bệnh tật ở trẻ em. Mục tiêu: Nghiên cứu này nhằm đánh giá tình hình sử dụng thuốc trong hồ sơ bệnh án điều trị hen phế quản nội trú ở trẻ em. Phương pháp: Nghiên cứu này sử dụng phương pháp hồi cứu mô tả cắt ngang dựa trên 165 hồ sơ bệnh án. Kết quả: Bệnh nhi có tiền sử hen và điều trị hen trước khi nhập viện được ghi nhận tỷ lệ cao lần lượt là 39.4% và 36.4%. Phần lớn bệnh nhi còn tỉnh táo, có mức độ hen trung bình và được chỉ định các xét nghiệm chẩn đoán như SpO2, X - quang ngực, CRP và bạch cầu. Các triệu chứng như tức ngực, khò khè, khó thở và ho chiếm tỷ lệ lớn hơn 70%. Các loại thuốc chính thường sử dụng trong điều trị cắt cơn bao gồm đơn trị SABA và phối hợp SABA+Ipratropium (SABA+IP). Ngoài ra, liệu pháp phối hợp SABA+IP/SABA + ICS (budesonid) + corticosteroid (PO/IV) được sử dụng phổ biến trong điều trị duy trì với tỷ lệ 63.6%. Trong khi đó, bệnh nhi thường được kê đơn pMDI-FLU (39.4%) để dự phòng hen. Tỷ lệ sử dụng kháng sinh trong điều trị hen nội trú cao (60.6%) với các thuốc phổ biến như cefotaxim (36.4%) và amoxicillin/ acid clavulanic (18.2%) do tình trạng viêm thường xảy ra ở trẻ hen. Đặc biệt, tất cả bệnh nhi đều được kê đơn thuốc điều trị hen hợp lý về mức độ, liều và khoảng cách liều với kết quả điều trị tốt (đỡ - 87.9% và khỏi bệnh - 12.1%) và tỷ lệ tái nhập viện (<5 ngày) thấp (9.1%). Hơn nữa, một số yếu tố thể hiện mối liên quan với kết quả điều trị hen bao gồm giới tính, nhóm tuổi, thừa cân, mức độ hen, số ngày hỗ trợ oxy, rale ẩm, cắt cơn và bậc hen. Kết luận: SABA, kháng sinh và corticosteroid là những thuốc được sử dụng phổ biến nhất trong điều trị cắt cơn, duy trì và dự phòng ở bệnh nhi hen phế quản nội trú. Sau khi xuất viện, cần đánh giá toàn diện việc kiểm soát hen ở bệnh nhi có mức độ từ trung bình đến nặng.
scite is a Brooklyn-based organization that helps researchers better discover and understand research articles through Smart Citations–citations that display the context of the citation and describe whether the article provides supporting or contrasting evidence. scite is used by students and researchers from around the world and is funded in part by the National Science Foundation and the National Institute on Drug Abuse of the National Institutes of Health.
customersupport@researchsolutions.com
10624 S. Eastern Ave., Ste. A-614
Henderson, NV 89052, USA
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Copyright © 2024 scite LLC. All rights reserved.
Made with 💙 for researchers
Part of the Research Solutions Family.