Đặt vấn đề: Bệnh HPQ phế quản (HPQ) ở trẻ nhỏ là một trong những bệnh mạn tính phổ biến, làm tăng gánh nặng cho hệ thống y tế, gia đình và xã hội. Bên cạnh đó, hiệu quả của các chương trình tư vấn kiểm soát HPQ cho cha/mẹ của trẻ ở bệnh viện chưa được đánh giá một cách toàn diện.
Mục tiêu: So sánh sự thay đổi điểm số trung bình về kiến thức và thực hành (KT-TH) của cha/mẹ và mức độ kiểm soát HPQ của trẻ trước và sau khi tư vấn 6 tháng.
Phương pháp: Nghiên cứu can thiệp không nhóm chứng được thực hiện trên 98 đối tượng là cha/mẹ của trẻ bị HPQ với bảng câu hỏi tự điền. Để so sánh điểm KT-TH trước và sau 6 tháng tư vấn giáo dục KT-TH về HPQ, t-test hoặc Wilcoxon signed-rank test dạng bắt cặp được sử dụng. Mối liên quan giữa mức độ kiểm soát HPQ tốt với KT-THHPQ tốt được ước lượng theo Prevalence Ratio với kiểm định chi-square.
Kết quả: Điểm số trung bình trong 3 nhóm kiến thức đều cải thiện sau tư vấn (p<0,001). Tổng điểm kiến thức về bệnh HPQ trung bình trước tư vấn đạt 21,1 điểm và sau tư vấn tăng 4,6 điểm (22%) (p<0,001). Điểm số trung bình thực hành chăm sóc trẻ HPQ sau tư vấn tăng gấp 13 lần so với trước tư vấn(p<0,001). Trẻ mắc HPQ được bác sĩ đánh giá kiểm soát bệnh tốt tăng từ 12% trước tư vấn lên 73% sau tư vấn (p<0,001). Có mối liên quan giữa KT-TH tốt với mức độ kiểm soát HPQ ở trẻ, trong đó mức độ kiểm soát trẻ HPQ tốt cao gấp 1,4 ở nhóm có kiến thức tốt và cao gấp 3,2 lần ở nhóm có thực hành tốt.
Kết luận: Việc được tư vấn - giáo dục sức khỏe có hiệu quả làm tăng KT-TH của cha/mẹ có con bị HPQ, cũng như tăng tỷ lệ trẻ HPQ được kiểm soát tốt sau 6 tháng tư vấn.
Abstract
Background: Asthmain children is one of the most common chronic diseases, increasing the burden on families, the health system and the society. In addition, the effectiveness of counseling programs in hospitals for parents of children with bronchial diseasehas not been comprehensively evaluated.
Objectives: To compare the changes in average scoresof parental knowledge andpractice (KP), and children‘s bronchial-disease controlling level before and after 6-month counseling.
Methods: An uncontrolled intervention study was conducted on 98 subjects who were the parents of children with bronchial disease by using self-administered questionnaires. To compare the knowledge and practice scores before and after 6-month counseling, paired t-test or Wilcoxon signed-rank test was applied. The relationship between asthma controlling level and the knowledge and practice scores on asthma was estimated by the prevalence ratio with chi-squaretest.
Results: The average scores of the three knowledge groups were improved after being consulted (p <0.001). Total score of knowledge on asthma before being consulted was 21.1 points and increased 4.6 points afterwards (22%) (p <0.001). The average score of childcare practice after being consulted was 13 times higher than that before being consulted (p <0.001). After being consulted, the percentage of children with asthma who were assessed to have good disease-control by physicians increased from 12% to 73% (p<0.001). There was a relationship between good knowledge and practice in parents and a controlling level in children, in which the good controlling level was 1.4 times higher in the group with good knowledge, and 3.2 times higher in the group with good practice.
Conclusion: Effective health consultancy could increaseparental knowledge and practice, as well as the percentage of asthma children who had good control in asthma after having 6 months of consultancy.