“…Torsello (2013) cho rằng tham nhũng là một cơ chế xã hội làm cầu nối giữa khu vực công và khu vực tư nhân. Tham nhũng đòi hỏi một thỏa thuận không chính thức giữa hai hoặc nhiều bên đại diện cho các thể chế hoặc tổ chức khác nhau với các mục tiêu khác nhau nên không thể phát triển một mô hình lý thuyết toàn diện áp dụng cho tham nhũng (Torsello, 2013). Tuy nhiên, có ba cách tiếp cận về vấn đề trung vào việc xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến tham nhũng, chẳng hạn như chất lượng thể chế chính trị, chính phủ điện tử, hội nhập kinh tế toàn cầu, quy mô của nền kinh tế ngầm, chu kỳ kinh doanh và lòng tin xã hội (Richey, 2010;Gokcekus & Suzuki, 2011;Uslaner, 2013;Vo & cộng sự, 2015;Basyal & cộng sự, 2018;Park & Kim, 2020;Anguera-Torrell, 2020;Nguyễn Văn Điệp & cộng sự, 2021).…”