như hoạt động cảng biển, công nghiệp, khai thác khoáng sản, du lịch, thủy sản ... Các chất ô nhiễm đã và đang tích tụ với nồng độ ngày càng cao, đặc biệt các kim loại nặng như Cd, Pb, As, Cu, Zn ... [1]. Mặt khác, vùng biển ven bờ là vùng tập trung cao đa dạng và phong phú của các loài sinh vật thủy sinh, các bãi giống và bãi đẻ tự nhiên, đây cũng chính là nơi cung cấp nguồn thức ăn dồi dào cho con người.Những ảnh hưởng của chất ô nhiễm đến ở những vùng này không những ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật, mất đa dạng sinh học, suy thoái các hệ sinh thái biển, mà còn tác động đến chất lượng môi trường sống của người dân vùng ven biển. Mặt khác, các chất ô nhiễm trong môi trường có khả năng tích lũy trong sinh vật thủy sinh qua nước, trầm tích và thức ăn nơi chúng sống [2]. Hàm lượng các chất ô nhiễm tích lũy trong sinh vật thường phản ánh chất lượng môi trường. Cá là một trong số loài sinh vật được quan tâm nghiên cứu về tích lũy ô nhiễm trên thế giới [3]. Do quá trình khuyếch đại của các chất ô nhiễm trong cá qua