“…Một vài nghiên cứu trên thế giới ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS trong giám sát môi trường như: Nghiên cứu [1] đã thực hiện việc đánh giá chất lượng nước mặt bằng cách sử dụng ảnh vệ tinh Landsat-8, mô hình chuyển đổi Box-Cox và phép hồi quy tuyến tính, kết quả cho thấy giá trị R 2 của TOC, TDS, Chl-a lần lượt là 0,926; 0,875; 0,810 và đạt được mức độ phù hợp khá cao với kết quả đo đạc chất lượng nước thực tế. Sau quá trình hiệu chuẩn và kiểm định, mức độ phù hợp tương ứng là 98% và 93% đối với TDS và TOC, 81% cho Chl-a là mức độ phù hợp chấp nhận được; nghiên cứu [2] đã nghiên cứu sự biến đổi chất lượng nước và các yếu tố liên quan dọc theo sông Dương Tử bằng cách sử dụng ảnh Landsat-8, kết quả cho thấy chỉ số MAPE của các thông số chất lượng nước là 25,88%, 4,3% và 8,37% đối với nồng độ Chl-a, TN và TP tương ứng và sai số bình phương trung bình gốc (RMSE) là tương ứng là 0,475 µg/L, 0,110 mg/L và 0,01 mg/L, mô hình đạt yêu cầu, giúp đánh giá và kiểm soát các nguồn ô nhiễm chất lượng nước tại sông Dương Tử; nghiên cứu [3] phân tích sự biến đổi của chất lượng nước giai đoạn 2013-2018 tại hồ Đông Bình, Trung Quốc bằng mô hình ConvLSTM, phép hồi quy tuyến tính và ảnh Landsat, kết quả thu được giá trị MAE < 0,2, MSR < 0,29, RMSE < 0,4 và NSE > 0,71, mô hình phản ánh tốt nồng độ của tổng N, tiếp theo là COD, Chl-a, tổng P, BOD, nghiên cứu này phù hợp trong việc ứng dụng giám sát chất lượng nước và đóng vai trò là công cụ cảnh báo cho việc quản lý môi trường nước phức tạp ở vùng hồ nội địa.…”