TÓM TẮT: Loài chân khớp lại hại rau ở Đà Lạt có tên thông thường là rết vườn (garden centipede) được xác định tên khoa học là Scutigerella immaculata Newport, thuộc Họ giả rết (Scutigerellidae), Lớp rết tơ (Symphyla), Phân ngành nhiều chân (Myriapoda), ngành Chân khớp (Arthropoda). Rết vườn trưởng thành có chiều dài cơ thể trung bình 6 ± 5,5 (2,5-8,0) mm và có 12 đôi chân ở con trưởng thành. Cơ thể gồm 3 phần: phần đầu dài với đôi anten phân đốt, gốc anten và miệng ở phía trước với ba cặp phần phụ miệng là hàm dưới, hàm trên (maxillae) và cặp môi trên (labium). Ngoài ra, ở đầu còn có một cấu tạo dạng đĩa (gọi là Tömösváry) ở phần gốc râu là cơ quan xúc giác có khả năng cảm nhận rung động. Phần thân bao gồm 15-24 đốt cơ thể, mỗi đốt cơ thể được phủ một tấm lưng và chỉ có 10-12 đốt mang chân, mỗi đốt như vậy mang một đôi chân. Các đốt đầu thường lớn và có một đôi chân, các đốt phía sau mảnh hơn và có thể không mang chân. Ở các cá thể non có sáu cặp chân, mỗi cặp chân có cấu tạo dạng túi háng hay "túi coxal" và một mấu nhỏ dạng bút lông (stylus) có chức năng cảm giác. Phần đuôi có một đôi mấu (gọi là cerci). Rết vườn thở bẳng một đôi lỗ thở ở hai bên đầu, được kết nối với một hệ thống khí quản nằm ở đầu và ba đốt trước của cơ thể. Các lỗ sinh dục nằm trên đốt thứ tư với chức năng để trứng nhưng không có chức năng giao cấu. Hiện nay, rết vườn là đối tượng gây hại khá phổ biến tại các vùng trồng rau màu ở Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng). Trên cơ sở đánh giá sinh học, sinh thái của rết vườn, đã đề xuất một số biện pháp quản lý sâu hại.Từ khóa: Scutigerella immaculata, hình thái, rết vườn, sinh học, Đà Lạt, Việt Nam.
MỞ ĐẦUGần đây ở các vùng rau Đà Lạt xuất hiện một loài chân khớp "lạ" được người dân gọi là "siêu nhân' hoặc "siêu sâu". Đây là đối tượng gây hại mới xuất hiện chỉ vài năm nay và gây hại khá nghiêm trọng cho các vùng rau, màu, củ quả kể cả cây hoa ở Đà Lạt. Dựa vào đặc điểm hình thái và sinh học loài chân khớp gây hại đã được xác định tên khoa học là Scutigerella immaculata Newport, thuộc họ Scutigerellidae ngành chân khớp (Arthropoda). Đây chính là loài rết vườn khá phổ biến tại các vùng ôn đới và cận nhiệt đới ở Bắc Mỹ, châu Âu, Australia, New Zealand và một vài nơi có khí hậu cận nhiệt đới ở Đông Nam Á. Rết vườn có kích thước nhỏ, sống ẩn và di chuyển nhanh trong đất. Là đối tượng gây hại rau, màu tại các trang trại và nhà kính ở nhiều khu vực của thế giới. Đây là nghiên cứu ban đầu về rết vườn ở Việt Nam. Bài báo cung cấp đặc điểm hình thái, kèm theo ảnh chụp kính hiển vi soi nổi loài rết vườn hại rau màu ở Đà Lạt. Đồng thời đề cập một số tập tính sinh học, phát triển của rết vườn và đề xuất một số biện pháp quản lý rết vườn trong điều kiện Việt Nam.
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨUMẫu sâu hại đã được thu qua 3 đợt trong tháng 4 và 5/2015, theo quy trình của Edwards et al. (1962) [4]. Mẫu đất được lấy theo phẫu diện 20 20 25 cm tại các ruộng rau bị sâu hại hại. Ngoài ra tiến hành đặt bẫy nhử (baiting trap) với mồi khoai tây để dẫn dụ sâu hại. Mẫu đất và khoai tây sau đó cho vào cốc nước, sâu hại sẽ nổi l...