Mục tiêu: Xác định sự thay đổi về căng thẳng, lo âu, trầm cảm ở học sinh (HS) sau can thiệp (SCT) Happy House (HH). Phương pháp: Nghiên cứu can thiệp dựa vào trường học so sánh trước sau có nhóm chứng tại 8 trường trung học phổ thông (THPT), Hà Nội từ năm 2020 - 2023. Tổng số 531 HS lớp 10 được tham gia thêm 6 buổi can thiệp trên lớp (1 buổi/tuần,
90 phút/buổi) và 552 HS nhóm chứng chỉ tham gia chương trình học thường qui. Thang đo DASS-21 được dùng để đo lường căng thẳng, lo âu, trầm cảm tại thời điểm trước can thiệp (TCT), SCT 2 tuần và 6 tháng. Số liệu được phân tích bằng mô hình ảnh hưởng hỗn hợp với phần mềm Stata 14.0. Kết quả: Điểm trung bình
SCT 2 tháng và 6 tháng nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê khi so sánh với nhóm chứng. HH đã có tác động giảm điểm căng thẳng và trầm cảm ở HS nữ SCT 2 tuần (p<0,05), nhưng SCT 6 tháng, sự thay đổi không có ý nghĩa thống kê khi so với nhóm chứng. Kết luận: Cần thực hiện các nghiên cứu tiếp theo với thiết kế tốt hơn và sử dụng công cụ đo lường đặc hiệu hơn trong đánh giá kết quả can thiệp.