“…Giả thuyết này được minh chứng bằng sự cao hơn về giá trị 15 N và 13 C trong trầm tích tầng mặt rừng ngập mặn RNM02 so với RNM01 (Hình 2) và tương quan phi tuyến tính giữa giá trị 13 C và tỉ số C/N (Hình 3). Đặc điểm này được giải thích là do các loài thực vật A. alba, A. officinalis, S. caseolaris, R. apiculata và B. parviflora trong khu vực nghiên cứu có đặc điểm quang hợp theo chu trình Calvin (chu trình quang hợp C 3 ) nên có giá trị 13 C dao động trong khoảng -31,5 đến -25,0‰, với giá trị trung vị -28,1‰ [2,[21][22][23][24][25]. Thực vật phù du sử dụng lượng CO 2 và HCO 3hòa tan trong môi trường nước nên có giá trị 13 C cao hơn, thường dao động trong khoảng từ -22,0 đến -18,0‰ [15].…”