“…PTTTĐT được đề cập trong các tài liệu bằng nhiều thuật ngữ khác nhau, như "công nghệ cộng tác" (Santillan & Horwitz, 2016;Solomon, 2016), "công nghệ cộng tác và truyền thông/giao tiếp điện tử", "CNTT và truyền thông/giao tiếp" (Dube & Marnewick, 2016), "công nghệ truyền thông/giao tiếp thông qua máy tính trung gian" (Lipnack & Stamps, 2000), "công nghệ truyền thông/giao tiếp" (Chaves et al, 2016), "công nghệ ảo" (Greer, Luethge, & Robinson, 2017), "CNTT" (Griffith, Sawyer, & Neale, 2003) hay "công nghệ" nói chung (Wise, 2016)… Nhiều bằng chứng cho thấy trong đội ảo, việc tương tác gián tiếp thông qua công nghệ sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy về mặt xã hội như sự hiểu lầm, tổn thương, xung đột, tranh giành quyền lực, thiếu tin cậy… (Ebrahim, Ahmed, & Taha, 2011;Kayworth & Leidner, 2002;Ocker & Fjermestad, 2008). Bên cạnh đó, đôi khi đội ảo đòi hỏi ứng dụng PTTTĐT phức tạp (Bergiel, Bergiel, & Balsmeier, 2008), không phù hợp thói quen, không làm thành viên đội hài lòng, vì vậy họ không có ý định sử dụng, không chấp nhận ngay từ đầu hoặc giảm sử dụng theo thời gian (Godin et al, 2017). Ozcelik (2010) cho rằng nếu nhà quản lý không cung cấp cơ chế hỗ trợ đầy đủ, khi việc sử dụng công nghệ gặp sự cố, các thành viên đội ảo có thể phải ngừng việc.…”