93 bệnh nhân được chọn vào mẫu nghiên cứu với tỉ lệ nam/nữ = 1,7 và tuổi trung bình là 56,87±10,9 (từ 15 đến 76 tuổi). Thời gian phẫu thuật trungbình 155,10 ± 38,5 phút, có 3 BN phải truyền máu trong mổ (3,23%), thời gian dẫn lưu màng phổi 4,94± 2,09 ngày, thời gian nằm viện 9,91± 3,03 ngày, biến chứng sau phẫu thuật chiếm 10,8%. Chức năng khớp vai bình thường và gần như bình thường lần lượt là 39,1% và 52,4%, 100% BN hài lòng và rất hài lòng về thẩm mỹ của vết mổ sau phẫu thuật. Đường mổ ngực tối thiểu là đường mổ khả thi, hiệu quả, an toàn trong phẫu thuật điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ, khắc phục một số hạn chế của đường mổ ngực sau - bên kinh điển.
Nghiên cứu mô tả tiến cứu 14 bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn I được điều trị bằng phẫu thuật nội soi lồng ngực một lỗ từ tháng 10/2016 tới 03/2018 về các thông số trước, trong và sau mổ. Bao gồm 09 nam và 05 nữ. Tuổi trung bình 59,6 ± 4,5 (54 - 74). Phát hiện bệnh do khám sức khỏe định kỳ 5/14 trường hợp (35,7%). Triệu chứng chính khi vào viện là đau ngực là 07/ 09 trường hợp (77,8%). Triệu chứng ho máu là 02/ 09 trường hợp (22,2%). Kích thước khối u trung bình 2,4 x 2,9cm, trong đó kích thước nhỏ nhất 1,5x1,9cm; lớn nhất 2,7 x 3,5cm. Thời gian phẫu thuật 156,5 ± 16,4 phút (140-186). Thời gian rút dẫn lưu màng phổi trung bình 5,4 ± 0,6 ngày (4-9). Số ngày nằm viện trung bình 7,4 ± 0,8 ngày (5-18). Không có tử vong và biến chứng nặng sau mổ. Kết quả giải phẫu bệnh sau mổ: 03 ung thư biểu mô vảy và 11 ung thư biểu mô tuyến. Giai đoạn ung thư: 08 trường hợp giai đoạn IB và 06 trường hợp giai đoạn IA. Điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn I bằng phẫu thuật nội soi lồng ngực một lỗ là một phương pháp có độ an toàn, có tính khả thi và kết quả tốt sau phẫu thuật.
Đặt vấn đề: Sử dụng đường mở ngực bên xâm lấn tối thiểu trong phẫu thuật lồng ngực nói chung và phẫu thuật cắt thuỳ phổi do ung thư nói riêng vẫn giữ một vai trò quan trọng. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả, hồi cứu: Từ 1/2015 đến 12/2016 có 93 bệnh nhân được phẫu thuật điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ bằng đường mở ngực tối thiểu tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức. Kết quả: Tỉ lệ nam/nữ = 1,7 và tuổi trung bình là 56,87±10,9 (từ 15 đến 76 tuổi). Thời gian phẫu thuật trung bình 155,10 ± 38,5 phút, có 3 bệnh nhân phải truyền máu trong mổ (3,23%), thời gian dẫn lưu màng phổi 4,94± 2,09 ngày, thời gian nằm viện 9,91± 3,03 ngày, biến chứng sau phẫu thuật chiếm 10,8%. Chức năng khớp vai bình thường và gần như bình thường lần lượt là 39,1% và 52,4%; 100% bệnh nhân hài lòng và rất hài lòng về thẩm mỹ của vết mổ sau phẫu thuật. Kết luận: Đường mở ngực bên xâm lấn tối thiểu không cắt các lớp cơ thành ngực chiếm vai trò tốt trong điều trị ngoại khoa ung thư phổi không tế bào nhỏ song hành với phẫu thuật nội soi với một số ưu điểm đã được khẳng định về giảm đau sau mổ, chức năng khớp vai, thẩm mỹ và đào tạo.
Đánh giá kết quả sớm phẫu thuật điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ bằng đường mở ngực tối thiểu tại bệnh viện hữu nghị Việt Đức. Nghiên cứu mô tả hồi cứu trong thời gian 02 năm (từ 1/2015 đến 12/2016). 93 bệnh nhân được chọn vào mẫu nghiên cứu với tỉ lệ nam/nữ = 1,7 và tuổi trung bình là 56,87±10,9 (từ 15 đến 76 tuổi). Thời gian phẫu thuật trungbình 155,10 ± 38,5 phút, có 3 BN phải truyền máu trong mổ (3,23%), thời gian dẫn lưu màng phổi 4,94± 2,09 ngày, thời gian nằm viện 9,91± 3,03 ngày, biến chứng sau phẫu thuật chiếm 10,8%. Chức năng khớp vai bình thường và gần như bình thường lần lượt là 39,1% và 52,4%, 100% BN hài lòng và rất hài lòng về thẩm mỹ của vết mổ sau phẫu thuật. Đường mổ ngực tối thiểu là đường mổ khả thi, hiệu quả, an toàn trong phẫu thuật điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ, khắc phục một số hạn chế của đường mổ ngực sau - bên kinh điển.
scite is a Brooklyn-based organization that helps researchers better discover and understand research articles through Smart Citations–citations that display the context of the citation and describe whether the article provides supporting or contrasting evidence. scite is used by students and researchers from around the world and is funded in part by the National Science Foundation and the National Institute on Drug Abuse of the National Institutes of Health.