Mục tiêu: Mô tả một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị của bệnh nhân ung thư lưỡi giai đoạn cT3-4N0-1M0 bằng hóa chất bổ trợ trước phẫu thuật tại Bệnh viện K. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hồi cứu kết hợp tiến cứu trên 50 bệnh nhân ung thư lưỡi giai đoạn cT3-4N0-1M0 điều trị hóa chất tân bổ trợ sau đó phẫu thuật tại Bệnh viện K trong thời gian từ T1/2015 – T12/2021. Kết quả: Tuổi trung bình 54.5; nam/nữ là 4,5/1; chẩn đoán giai đoạn T3 (46%), T4 (54%), N0 (42%), N1 (58%); tỷ lệ phác đồ sử dụng CF (24%), TC (54%), TCF (22%); phương pháp phẫu thuật chủ yếu là cắt nửa lưỡi, vét hạch cổ (66%), tỷ lệ đáp ứng hoàn toàn trên mô bệnh học của các phác đồ lần lượt CF (16,7%), TC (18,5%), TCF (27%); tỷ lệ sống thêm không bệnh 5 năm 32,7% và sống thêm toàn bộ 5 năm 35,5%, sống thêm không bệnh, sống thêm toàn bộ của nhóm giai đoạn T3 cao hơn T4 và N0 cao hơn N1; nhóm bệnh nhân đáp ứng hoàn toàn trên mô bệnh học sau hóa chất tân bổ trợ có thời gian sống thêm không bệnh và sống thêm toàn bộ tốt hơn. Kết luận: Điều trị hóa chất tiền phẫu giúp giảm giai đoạn bệnh, tạo thuận cho phẫu thuật. Thời gian sống thêm không bệnh 5 năm và sống thêm toàn bộ 5 năm ở giai đoạn này còn khiêm tốn, dưới 40%. Nhóm bệnh nhân đáp ứng hoàn toàn sau hóa chất tiền phẫu có lợi ích về sống thêm không bệnh và sống thêm toàn bộ.
Mục tiêu: Đánh giá tình trạng di căn hạch cổ và mối liên quan tới một số đặc điểm bệnh học ở bệnh nhân ung thư sàn miệng. Đối tượng nghiên cứu: Gồm 48 BN ung thư sàn miệng giai đoạn chưa di căn hạch trên lâm sàng được cắt rộng u kèm vét hạch cổ chọn lọc tại Bệnh viện K từ tháng 1/2015 đến tháng 1/2020. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Kết quả: Trong 48 BN nghiên cứu, tuổi trung bình là 56,8 (41 – 75); tỷ lệ nam/nữ = 7; đa số BN có tiền sử hút thuốc lá và uống rượu; 29,2% BN có u lan qua đường giữa; hình thái u thường gặp là sùi và loét kết hợp (45,8%); kích thước u trung bình 2,13 ± 0,79cm. Đa số DOI >5mm; với giai đoạn bệnh sau mổ chủ yếu là pT1,2 (79,2%); số hạch vét được trung bình: 14,0 ± 7,1; tỷ lệ di căn hạch sau phẫu thuật là 22,9%. Tỷ lệ di căn hạch cao hơn ở nhóm u>2cm so với ≤2cm (36% so với 8,7%; OR = 2,593, p=0,025), nhóm DOI >5mm so với ≤5mm (42,1% so với 8,3%; OR = 8, p =0,044). Tỷ lệ di căn hạch tăng dần theo giai đoạn pT1, pT2, pT3 (tương ứng 6,7%, 21,7% và 50%) với p=0,041. Các yếu tố tuổi, giới, hình thái, vị trí u không liên quan đến tỷ lệ di căn hạch. Kết luận: UTSM thường di căn hạch sớm. Tình trạng di căn hạch có liên quan đến kích thước u, độ xâm lấn sâu và giai đoạn u sau mổ.
scite is a Brooklyn-based organization that helps researchers better discover and understand research articles through Smart Citations–citations that display the context of the citation and describe whether the article provides supporting or contrasting evidence. scite is used by students and researchers from around the world and is funded in part by the National Science Foundation and the National Institute on Drug Abuse of the National Institutes of Health.
customersupport@researchsolutions.com
10624 S. Eastern Ave., Ste. A-614
Henderson, NV 89052, USA
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Copyright © 2025 scite LLC. All rights reserved.
Made with 💙 for researchers
Part of the Research Solutions Family.