Trẻ sinh ra nhỏ so với tuổi thai (SGA) là trẻ có cân nặng khi sinh và/hoặc chiều dài khi sinh thấp hơn ít nhất 2 độ lệch chuẩn so với mức trung bình của quần thể cùng tuổi, giới và chủng tộc. Khoảng 10-15% trẻ SGA không bắt kịp đà tăng trưởng lúc 2 tuổi và điều trị bằng hormone tăng trưởng (GH) có hiệu quả, an toàn trong việc cải thiện chiều cao ở trẻ SGA. Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị hormone tăng trưởng tái tổ hợp trên trẻ chậm phát triển chiều cao do nhỏ so với tuổi thai tại Bệnh viện Nhi Trung ương năm 2021. Đối tượng: gồm 43 trẻ được chẩn đoán chậm phát triển chiều cao do SGA không bắt kịp đà tăng trưởng khi 2 tuổi, được điều trị GH ít nhất 12 tháng. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả một loạt ca bệnh vừa hồi cứu vừa tiến cứu. Trẻ được thăm khám lâm sàng, đánh giá các chỉ số cân nặng, chiều cao sau 1 năm, sau 2 năm, 3 năm, 4 năm điều trị GH. Kết quả: 43 trẻ được điều trị GH ở độ tuổi trung bình 5,9 ± 3,0 tuổi. Chiều cao cải thiện qua các năm điều trị với chỉ số Z-score tăng chiều cao từ 2,32 ± 1,30 (năm đầu điều trị), 2,38 ± 0,5 (năm thứ 2), 1,91 ± 0,35 (năm thứ 3) và 1,86 ± 0,35 (năm thứ 4). Tốc độ tăng chiều cao tốt nhất ở nhóm 2-4 tuổi (1,2 ± 0,98 SD) so với nhóm 5-8 tuổi (0,77±0,91 SD) và 9-16 tuổi (-0,7±1,48 SD) với p < 0,05. Chỉ số Z-score cân nặng cải thiện dần qua các năm, từ -3,39 SD (trước điều trị), đến -2,84 SD (sau 1 năm), -2,61 SD (sau 2 năm), -2,41 SD (sau 3 năm) và -2,42 SD (sau 4 năm). Kết luận: Điều trị GH cho trẻ SGA có tác dụng cải thiện chiều cao tốt nhất sau năm đầu, có thể bắt kịp tăng trưởng, đạt được chiều cao bình thường theo tuổi sau 4 năm. Trẻ SGA được điều trị càng sớm thì tốc độ tăng chiều cao sau điều trị càng nhanh.
Liệu pháp hormone tăng trưởng (GH) đã được chỉ định cho trẻ nhỏ so với tuổi thai (SGA) không bắt kịp tăng trưởng và cho thấy có hiệu quả. Tuy nhiên, đáp ứng tăng trưởng, cả ngắn hạn và dài hạn, đối với điều trị GH ở bệnh nhân SGA là không đồng nhất do ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Chúng tôi nghiên cứu 43 trẻ được chẩn đoán chậm tăng trưởng do SGA được điều trị GH trong ít nhất 12 tháng. Trẻ được thăm khám lâm sàng, đánh giá cân nặng, chiều cao tại các thời điểm bắt đầu điều trị và sau mỗi năm điều trị. Kết quả cải thiện chiều cao sẽ được đánh giá theo tuổi thai, tuổi thực, tuổi xương, chiều cao và nồng độ IGF1 khi bắt đầu điều trị. Kết quả thu được gồm 43 trẻ (14 trẻ đẻ non, 29 trẻ đẻ đủ tháng), nhóm 2 - 4 tuổi chiếm 39,5%, 5 - 8 tuổi 37,2%, 9 - 16 tuổi 23,3%. Cải thiện Z-score chiều cao: sau 1 năm điều trị ở các nhóm 2 - 4 tuổi, 5 - 8 tuổi và 9 - 16 tuổi có trung vị là 1,03SD, 0,64SD và 0,5SD, tương ứng; ở trẻ đẻ non và trẻ đủ tháng là 0,92SD và 0,64SD, tương ứng. Có mối liên quan tuyến tính giữa tuổi thực và tuổi xương cũng như chiều cao khi bắt đầu điều trị với sự thay đổi chiều cao sau 1 năm. Tuổi thực và tuổi xương khi bắt đầu điều trị càng nhỏ, tốc độ thay đổi chiều cao sau 1 năm càng nhanh, chiều cao khi bắt đầu điều trị càng thấp sự thay đổi chiều cao sau điều trị càng rõ rệt. Không có mối liên quan giữa tuổi thai và nồng độ IGF1 khi chẩn đoán với sự thay đổi chiều cao. Chỉ định GH cho trẻ chậm tăng trưởng do SGA càng sớm thì hiệu quả cải thiện chiều cao càng tốt.
Ở Việt Nam, mô hình thông tin công trình (BIM) đã và đang được coi như một cách tiếp cận quan trọng giúp tối ưu hóa trong quy trình thiết kế và vận hành các công trình xây dựng. Trong bài báo này, mô hình BIM được áp dụng cho công trình hạ tầng kỹ thuật (sau đây được gọi là InfraBIM) nhằm mô hình hoá các thiết kế hệ thống thoát nước mưa nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu. Các công trình thoát nước được áp dụng thiết kế bởi InfraBIM bao gồm bể ngầm chứa nước mưa và hệ thống cống thu gom cho một đô thị thuộc tỉnh Ninh Bình. Kết quả cho thấy áp dụng mô hình InfraBIM giúp giảm thời gian tính toán (do điều chỉnh dữ liệu đầu vào nhanh, tối ưu hoá mô hình thuỷ lực, giảm thời gian bóc tách dự toán, …), đánh giá được nhiều phương án so với cách tính thông thường trong cùng thời gian. Việc áp dụng InfraBIM nên được nhân rộng áp dụng trong các dự án xây dựng, phù hợp với xu hướng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trong phát triển đô thị bền vững hiện nay.
Thuật ngữ “thai to” (fetal macrosomia) chỉ những trẻ sơ sinh có cân nặng trên 4000gr hoặc trên 4500gr. Thai to có thể là do các vấn đề từ bà mẹ (thừa cân/béo phì, tiểu đường) hoặc các tình trạng của thai nhi (cường insulin, suy giáp bẩm sinh, hội chứng Beckwith Wiedemann…). Tình trạng thai to dẫn đến tăng nguy cơ sinh mổ và tai biến sản khoa như vỡ tử cung, đẻ ngạt, mắc vai, gãy xương đòn, tổn thương đám rối cánh tay; trẻ sơ sinh có thể gặp tình trạng hạ đường huyết, đa hồng cầu, suy hô hấp do chậm tiêu dịch phổi và thiếu hụt surfactant. Quản lý trẻ sau sinh bao gồm vấn đề hồi sức tại phòng sinh, phát hiện và xử trí sớm các biến chứng.
scite is a Brooklyn-based organization that helps researchers better discover and understand research articles through Smart Citations–citations that display the context of the citation and describe whether the article provides supporting or contrasting evidence. scite is used by students and researchers from around the world and is funded in part by the National Science Foundation and the National Institute on Drug Abuse of the National Institutes of Health.
customersupport@researchsolutions.com
10624 S. Eastern Ave., Ste. A-614
Henderson, NV 89052, USA
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Copyright © 2024 scite LLC. All rights reserved.
Made with 💙 for researchers
Part of the Research Solutions Family.