Lobster is an aquatic species of ecological and economic importance. In Vietnam, ornate spiny lobster (Panulirus ornatus) and scallop spiny lobster (P. hormatus) are among the main species of aquaculture in Vietnam. Demand for lobster products domestically and internationally is increasing, as in the US, Japan and China markets. Today, consumers are more aware of product brands, food safety and hygiene, so product traceability is essential to protect consumers and businesses. The DNA markers are widely used for commercially traded seafood traceability. Among that, Single Nucleotide Polymorphisms (SNPs) have been shown to be robust markers, and offer high reliability. EzRAD sequencing is applied to detect potential SNPs that are characteristic for P. homarus populations in Vietnam and Sri Lanka. Through 211 valid SNPs, we detected and 12 SNPS occurring in Vietnam population, and designed 8 primer pairs to amplified 80-130 bp SNPs products. PCR optimization allows us to select 2 SNPs serving the traceability of Vietnamese P. homarus. Further need to more population sampling, and whole genome sequencing in order to develop SNPs panel to seeking the origin of lobster seafood products.
Viện Công nghệ sinh học và Môi trường, Trường Đại học Nha Trang, *anhthu12th@gmail.com TÓM TẮT: Trai tai tượng giữ vai trò quan trọng trong hệ sinh thái rạn san hô và có giá trị kinh tế cao, tuy nhiên, những năm gần đây, nguồn lợi trai tai tượng đang bị giảm sút do khai thác quá mức. Nghiên cứu này nhằm khảo sát di truyền quần thể của các loài trai tai tượng (Tridacna spp.) ở vùng biển Nam Trung bộ và Nam bộ Việt Nam. Phân tích đa dạng di truyền và cấu trúc quần thể của 2 loài trai tai tượng (Tridacna crocea thu ở vịnh Nha Trang và Côn Đảo, T. squamosa thu ở vịnh Nha Trang và đảo Phú Quốc) được thực hiện dựa trên chỉ thị phân tử CO1 của DNA ti thể. Kết quả cho thấy, quần thể T. crocea thể hiện mức đa dạng trung bình với khác biệt trình tự giữa các cá thể từ 0-3,5%, 10 haplotype/30 cá thể (đa dạng haplotype = 0,846) ở vịnh Nha Trang và khác biệt trình tự gen từ 0-9,7%, 16 halotype/28 cá thể (đa dạng haplotype = 0,934) ở Côn Đảo. Quần thể T. squamosa thể hiện mức đa dạng thấp với sự khác biệt trình tự gen của loài từ 0-2,1%, 7 haplotype/19 cá thể (đa dạng haplotype = 0,468) ở vịnh Nha Trang và sự khác biệt trình tự gen từ 0-1,72%, 5 haplotype/18 cá thể ở Phú Quốc (đa dạng haplotype=0,314). Cây đa dạng loài không thể hiện cấu trúc quần thể đặc trưng của 2 loài trai ở các khu vực địa lý đại diện cho vùng biển Nam Trung bộ và Nam bộ, Việt Nam. Đồng thời, quần thể 2 loài trai tai tượng ở Việt Nam có mối quan hệ gần gũi về mặt di truyền với quần thể ở một số khu vực thuộc vùng biển Đông Nam Á.Từ khóa: Tridacna, trai tai tượng, haplotype, đa dạng di truyền. MỞ ĐẦUTrai tai tượng họ Tridacnidae gồm những loài có giá trị kinh tế cao và góp phần đa dạng cho hệ sinh thái rạn san hô. Những năm gần đây, trai tai tượng bị khai thác nhằm xuất khẩu do thịt trai thịt chứa hàm lượng protein cao; vỏ trai để làm trang sức, mỹ nghệ và trang trí cho các bể cá cảnh. Việc khai thác quá mức khiến cho quần thể các loài trai tai tượng suy giảm [5]. Hiện nay, cả 7 loài trai tai tượng đang được bảo vệ theo Phụ lục II của Công ước về Thương mại quốc tế các loài động vật hoang dã nguy cấp (CITES, UNEP-WCMC 2007) và đã xuất hiện trong Sách Đỏ Việt Nam về các loài bị đe dọa.Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng trình tự gen COI của DNA ty thể (CO1 mtDNA) để nghiên cứu di truyền quần thể trai tai tượng ở khu vực miền Nam Trung bộ (vịnh Nha Trang), Đông Nam bộ (Côn Đảo) và Tây Nam bộ (Phú Quốc) làm cơ sở cho công tác bảo tồn các loài trai tai tượng có nguy cơ suy giảm nguồn lợi. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨUCác loài trai tai tượng được thu thập tại các vùng biển thuộc khu vực Côn Đảo (Bà Rịa-Vũng Tàu), Phú Quốc (Kiên Giang) và vịnh Nha Trang (Khánh Hòa) năm 2011-2013. Các mẫu trai tai tượng sau đó được phân loại dựa trên các đặc điểm hình thái theo mô tả của Rosewater (1965) [7]. Hai loài trai được khảo sát gồm: Tridacna squamosa và Tridacna crocea. Các cá thể trai được giữ trong nitơ lỏng (nếu vận chuyển xa) hoặc bảo quản lạnh (nếu vận chuyển gần) và sau đó bảo quản ở -70 o C. Tách chiết DNA và nhân gen bằng kỹ thuật PCR DNA tổng số được tá...
Trường Đại học Nha Trang TÓM TẮT: Cá trích có khoảng 50 giống gồm rất nhiều loài, phân bố rộng, chủ yếu sống ở tầng nước mặt, di chuyển thành từng đàn và không di cư xa. Mẫu cá trích Sardinella gibbosa Bleeker, 1849 được thu từ Phú Quốc, Khánh Hòa, Đà Nẵng và Cát Bà. Cây đa dạng loài được xây dựng dựa trên thuật toán neightbour joining sử dụng trình tự vùng gen điều khiển (Control region-CR) và 16S của DNA ti thể của các quần đàn S. gibbosa. Mạng lưới haplotype được xây dựng dựa trên phần mềm Network sử dụng tính năng Network Draw. Kết quả cho thấy vùng gen điều khiển (1122 bp) của 80 cá thể có tổng số 32 haplotype được phát hiện với đa dạng haplotype là h=0,916±0,00041. Đối với gen 16S (550 bp) của 81 cá thể có tổng số 31 haplotype được phát hiện và đa dạng haplotype là h=0,804±0,0017. Mạng lưới haplotype cho thấy sự kết nối rộng rãi giữa các quần thể cá trích S. gibbosa dọc theo bở biển Việt Nam trừ quần thể ở Phú Quốc. Hệ thống dỏng chảy đại dương và dòng chảy sông Mê Kông được cho là rào cản sinh học cho sự phát tán ấu trùng và sự hình thành các quần thể cá trích theo vùng biển. Từ khóa: Sardinella gibbosa, gen điều khiển, mạng lưới haplotype, Việt Nam. Trình tự Khu vực thu mẫu Nguồn tham khảo CR mtDNA SGPQ1,
scite is a Brooklyn-based organization that helps researchers better discover and understand research articles through Smart Citations–citations that display the context of the citation and describe whether the article provides supporting or contrasting evidence. scite is used by students and researchers from around the world and is funded in part by the National Science Foundation and the National Institute on Drug Abuse of the National Institutes of Health.
customersupport@researchsolutions.com
10624 S. Eastern Ave., Ste. A-614
Henderson, NV 89052, USA
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Copyright © 2024 scite LLC. All rights reserved.
Made with 💙 for researchers
Part of the Research Solutions Family.