Mô hình sản xuất cà phê theo chứng chỉ là mục tiêu phát triển ngành cà phê Việt Nam theo hướng bền vững, qua đó giúp nông dân cải thiện quy trình sản xuất, nâng cao thu nhập và kênh xúc tiến thương mại hiệu quả để ngành cà phê Việt Nam mở rộng thị trường ra thế giới. Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp ghép điểm xu hướng (PSM) với nguồn số liệu được thu thập từ 484 hộ trồng cà phê nhằm đánh giá tác động của việc tham gia mô hình sản xuất cà phê theo chứng chỉ đến thu nhập của nông hộ tại tỉnh Lâm Đồng. Kết quả nghiên cứu cho thấy nông hộ tham gia mô hình có thu nhập cao hơn nông hộ không tham gia mô hình sản xuất cà phê theo chứng chỉ khoảng từ 5 triệu đồng/ha đến 7 triệu đồng/ha và khả năng nông hộ tham gia mô hình sản xuất cà phê theo chứng chỉ là 39,34% (Y1/Y0). Bên cạnh đó, kết quả phân tích của nghiên cứu chỉ ra các yếu tố như trình độ học vấn, kinh nghiệm, nhận thức về chứng chỉ trong sản xuất cà phê và giá bán mong chờ có ảnh hưởng tích cực đến khả năng tham gia sản xuất cà phê theo chứng chỉ của nông hộ.
Doanh nghiệp là chiếc cầu nối đưa nông sản đến thị trường. Khi tham gia liên kết với doanh nghiệp trong chăn nuôi bò sữa, nông hộ sẽ dễ tiếp cận với thị trường qua việc hỗ trợ thông tin từ doanh nghiệp. Vì vậy, nghiên cứu thực hiện đánh giá chất lượng hoạt động liên kết giữa doanh nghiệp và nông hộ chăn nuôi bò sữa tại huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng. Nghiên cứu sử dụng mô hình cấu trúc tuyến tính bình phương bé nhất từng phần (PLS-SEM) bằng phần mềm SmartPLS 3.0 từ nguồn dữ liệu 300 nông hộ. Kết quả nghiên cứu cho thấy các nhân tố sự cam kết (0.348***), sự chia sẻ thông tin (0.258***), sự hợp tác phối hợp (0.200**), sự tin tưởng (0.147**) và sự hài lòng (0.126***) ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động liên kết và sự biến thiên của chất lượng hoạt động liên kết là 38.4% được giải thích bởi các nhân tố này. Mặt khác, sự biến thiên của sự hài lòng (43.6%) được giải thích bởi các nhân tố như sự chia sẻ thông tin, sự cam kết, sự hợp tác phối hợp và sự tin tưởng.
Mô hình nhà lưới trong canh tác táo là phương pháp bảo vệ hiệu quả trước sự tấn công của sâu bệnh và đang được áp dụng rộng rãi trong những năm gần đây. Trong nghiên cứu này, phương pháp màng bao dữ liệu (Data Envelopment Analysis - DEA) được sử dụng nhằm phân tích hiệu quả kĩ thuật, hiệu quả phân phối nguồn lực, hiệu quả chi phí và hiệu quả quy mô của nông hộ sản xuất táo tại huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận. Số liệu được thu thập từ 240 hộ trồng táo trên địa bàn huyện Ninh Phước. Kết quả nghiên cứu cho thấy nông hộ sản xuất táo theo mô hình nhà lưới có hiệu quả kỹ thuật (0.962) rất cao nhưng hiệu quả phân phối nguồn lực (0.741) và hiệu quả sử dụng chi phí (0.713) ở mức trung bình. Mặt khác, khi áp dụng mô hình nhà lưới thì nông hộ trồng táo tăng hiệu quả tài chính gấp 1.87 lần so với hộ không áp dụng và giảm chi phí sản xuất cũng như giảm lượng lãng phí các yếu tố đầu vào trong quá trình sản xuất.
Chương trình nông thôn mới (NTM) là một chương trình trọng điểm quốc gia được triển khai trong giai đoạn 2010 – 2020 nhằm thay đổi diện mạo nông thôn, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân, đặc biệt là nhóm đối tượng hộ đồng bào dân tộc thiểu số. Nghiên cứu này đã sử dụng mô hình hồi quy Logit với phương pháp ước lượng MLE nhằm đánh giá tác động của chương trình nông thôn mới đến cải thiện thu nhập hộ đồng bào dân tộc S’tiêng tại xã Hưng Phước, huyện Bù Đốp. Số liệu được thu thập bằng cách khảo sát trực tiếp 153 hộ đồng bào dân tộc S’tiêng. Kết quả nghiên cứu cho thấy, thu nhập bình quân đầu người của hộ đồng bào dân tộc thiểu số S’tiêng đã tăng 1,97 lần so với trước nông thôn mới, tuy nhiên mức thu nhập vẫn còn thấp (19,6 triệu đồng/hộ/năm) so với mức thu nhập bình quân trong tỉnh. Tác động của chương trình NTM đến khả năng cải thiện thu nhập của hộ đồng bào dân tộc S’tiêng là 84,71% (Y1/Y0) và các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng cải thiện thu nhập của hộ như số tham gia tạo thu nhập của hộ, hoạt động tạo thu nhập, mức độ tham gia của hộ về chương trình NTM, tham gia tổ chức địa phương và đào tạo nghề. Trong đó, yếu tố đào tạo nghề và mức độ tham gia của hộ vào chương trình NTM có ảnh hưởng mạnh tới khả năng cải thiện thu nhập của hộ đồng bào dân tộc S’tiêng.
scite is a Brooklyn-based organization that helps researchers better discover and understand research articles through Smart Citations–citations that display the context of the citation and describe whether the article provides supporting or contrasting evidence. scite is used by students and researchers from around the world and is funded in part by the National Science Foundation and the National Institute on Drug Abuse of the National Institutes of Health.