Bài viết đề cập về quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam nói chung và Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng. Dựa trên các lý thuyết phát triển nông nghiệp, nông thôn và các tiêu chí về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, bài viết sử dụng số liệu vĩ mô của Ngân hàng Thế giới và Niên giám thống kê Việt Nam để đo lường các tiêu chí công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn của Việt Nam và Đồng bằng sông Cửu Long và đối sánh với nhóm các nước có thu nhập trung bình. Ngoài ra, bài viết cũng sử dụng mô hình hồi quy và phân tích kịch bản để dự báo quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn cho những năm tiếp theo. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng nếu không có những thay đổi quyết liệt về mô hình tăng trưởng thì phải đến giai đoạn 2040-2045 quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam mới có thể hoàn thành...
Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh, ứng dụng khoa học cộng nghệ và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long được trình bày trong bài viết. Có hai loại dữ liệu được dùng trong phân tích là dữ liệu điều tra sơ cấp với 53 doanh nghiệp được chọn theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên và dữ liệu thứ cấp với 1.521 doanh nghiệp được khảo sát năm 2019. Phương pháp phân tích được sử dụng là thống kê mô tả và mô hình hồi quy. Kết quả nghiên cứu cho thấy trong thời gian qua các doanh nghiệp đã thực hiện nhiều hoạt động về khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và ứng dụng công nghệ thông tin trong sản xuất, kinh doanh, và quản trị doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng vốn chủ sở hữu, tài sản hiện hành, quy mô doanh nghiệp là các yếu tố có ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Diễn biến xâm nhập mặn có ảnh hưởng rất lớn đến hộ trồng lúa ở các tỉnh ven biển ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, bao gồm Cà Mau và Sóc Trăng. Bài viết này phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn mô hình canh tác trên đất lúa trong điều kiện xâm nhập mặn dựa vào mô hình Ricardian. Kết quả chỉ ra rằng nhiều mô hình trồng lúa kết hợp như lúa cá, lúa tôm, và lúa màu được ghi nhận trên địa bàn của hai tỉnh bên cạnh mô hình chuyên canh cây lúa. Xu hướng chuyển đổi từ mô hình trồng lúa chuyên canh 2 vụ và 3 vụ sang mô hình lúa kết hợp trong điều kiện xâm nhập mặn được ghi nhận với tỉ lệ khá cao trên 50%. Kết quả nghiên cứu còn cho thấy các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn giữa mô hình sản xuất lúa chuyên canh và mô hình lúa kết hợp của hộ trồng lúa ở Cà Mau và Sóc Trăng bao gồm: diện tích đất, vay vốn, địa bàn và xâm nhập mặn. Trong đó, xâm nhập mặn là yếu tố quan trọng nhất tác động tích cực trực tiếp đến quyết định lựa chọn mô hình sản xuất từ lúa chuyên canh sang lúa kết hợp. Kết quả này phù hợp với xu hướng chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp của các tỉnh khác ở trong vùng.
Mục tiêu của nghiên cứu là xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia bảohiểm cây lúa của nông hộ tại Đồng bằng sông Cửu Long với bằng chứng thực nghiệm tại haitỉnh được chọn lựa thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp là An Giang và Đồng Tháp. Sốliệu thu thập thông qua phiếu khảo sát 822 nông hộ tại tỉnh An Giang và Đồng Tháp, trongđó có 299 hộ có tham gia bảo hiểm cây lúa, và 523 hộ không có tham gia bảo hiểm cây lúa.Mô hình hồi quy probit được sử dụng để ước lượng các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định thamgia bảo hiểm cây lúa của nông hộ trong mẫu nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng giớitính, tuổi, trình độ học vấn, thành viên hộ có tham gia làm việc cho các cơ quan nhà nước,vay vốn, thông tin bảo hiểm, năng suất, hộ trồng lúa thuộc vùng đê bao khép kín có ảnh hưởngđến quyết định tham gia bảo hiểm nông nghiệp của nông hộ trồng lúa. Trên cơ sở phân tích,một số hàm ý chính sách được đề xuất nhằm triển khai và mở rộng chương trình bảo hiểmcây lúa nói riêng và bảo hiểm nông nghiệp nói chung, từ đó, giúp chia sẻ và bù đắp thiệt hạivà góp phần ổn định thu nhập, an sinh xã hội đối với nông hộ
scite is a Brooklyn-based organization that helps researchers better discover and understand research articles through Smart Citations–citations that display the context of the citation and describe whether the article provides supporting or contrasting evidence. scite is used by students and researchers from around the world and is funded in part by the National Science Foundation and the National Institute on Drug Abuse of the National Institutes of Health.
customersupport@researchsolutions.com
10624 S. Eastern Ave., Ste. A-614
Henderson, NV 89052, USA
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Copyright © 2025 scite LLC. All rights reserved.
Made with 💙 for researchers
Part of the Research Solutions Family.