Mục tiêu: nghiên cứu đặc điểm hình ảnh cắt lớp vi tính đa dãy trong chẩn đoán vỡ xương hàm mặt do tai nạn giao thông. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 63 bệnh nhân chấn thương hàm mặt do tai nạn giao thông được chụp CLVT đa dãy cấp cứu tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức tháng 4/2022. Kết quả: gồm 46 nam và 17 nữ. Tuổi trung bình là 28,4±12,6 (từ 15 đến 75 tuổi). Tai nạn giao thông hay gặp nhất là tai nạn xe máy –xe máy với 21/63 (33,3%), đi xe máy tự ngã là 18/63 (28,6%), tai nạn oto-xe máy chiếm 16/63 (25,4%), tai nạn đi bộ với oto/xe máy là 5/63 (7,9% và do ô tô – ô tô là 3/63 (4,8%). Đặc điểm CLVT cho thấy có 28/63 (44,4%) kèm theo vỡ vòm sọ và 32/63(50,8%) vỡ nền sọ. Trong các trường hợp vỡ xương hàm mặt, vỡ xương thành hốc mắt là hay gặp nhất với 41/63(65,1%), vỡ xương hàm trên là 39/63(61,9%), vỡ xương gò má 32/63 (50,8%), xương mũi 19/63 (30,2%), thành xoang trán 13/63 (20,6%), vỡ xuong khẩu cái và gãy xương hàm dưới có tỷ lệ là 11/6 (17,5%). Gãy xương hàm trên hay gặp nhất là Lefort 1 với 11/63 (17,5%) bên phải và bên trái, Lefort 2 và 3 ít gặp hơn với tỷ lệ từ 1,6% đến 6,3%. Kết luận: Cắt lớp vi tính đa dãy là phương pháp tin cậy trong chấn đoán vỡ xương hàm mặt.
Mục tiêu: nghiên cứu giá trị của các dấu hiệu cắt lớp vi tính (CLVT) trong chẩn đoán viêm ruột thừa cấp (VRT). Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang so sánh 55 bệnh nhân nghi ngờ VRT trên lâm sàng, trong đó có 25 BN kết quả giải phẫu bệnh là VRT sau phẫu thuật, được chụp CLVT ổ bụng tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức từ tháng 4 đến 10/2022. Kết quả: gồm 16 nam và 39 nữ. Tuổi trung bình là 41,75 ± 21,30 tuổi (từ 5 đến 93 tuổi). Trên CLVT, giá trị của các dấu hiệu chẩn đoán VRT bao gồm tăng kích thước ruột thừa >6mm (Se: 100%, NPP: 100%, Acc: 80% với OR: 3,2%; 95%CI: 2-53; p<0,01), dày thành ruột thừa ≥3mm (Se: 84%, NPV: 85,2%, Acc: 80% và OR: 17,2; 95%CI: 4,4-67,4; p<0,01), dịch trong ruột thừa (Se: 80%, NPV: 77,3% và OR: 5,2%; 95%CI: 1,5-17,7; p<0,01), sỏi phân ruột thừa (Sp: 90%, PPV: 80% và OR: 8,3%; 95%CI: 2-34,6%; p<0,01), khí trong ruột thừa là dấu hiệu âm tính (Sp: 83,3%, NPV: 80,6%, Acc: 80% và OR: 0,06; 95%CI: 0,02-0,24, p<0,01). Dấu hiệu quanh ruột thừa gồm thâm nhiễm mỡ (Se:88%, Sp: 80%, Acc: 83,6% và OR: 29,3; 95%CI: 6,5-131, p<0,01), phúc mạc quanh ruột thừa ngấm thuốc mạnh (Se:92%, Sp: 86,7%, Acc: 89,1% và OR: 74,7; 95%CI: 12,5-446, p<0,01). Giá trị của CLVT trong chẩn đoán VRT là Se: 96%, Sp: 86,7%, Acc: 92,7%. Kết luận: Các dấu hiệu trên CLVT là đặc trưng và tin cậy trong chẩn đoán VRT.
Mục tiêu: nghiên cứu mối liên quan của vị trí phân bố dịch ổ bụng trên cắt lớp vi tính (CLVT) và biến chứng nhiễm khuẩn sau mổ thủng dạ dày ruột (TDDR). Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu mô tả cắt ngang các trường hợp TDDR được chụp CLVT ổ bụng chẩn đoán và phẫu thuật điều trị tại bệnh viên hữu nghị Việt Đức từ tháng 07/2022 đến tháng 06/2023. Kết quả: 120 bệnh nhân TDDR gồm 86 nam và 34 nữ có tuổi trung bình 54,9 ± 16,68 tuổi (từ 21 đến 90 tuổi). Vị trí TDDR gặp là hỗng tràng - hồi tràng với 41 (34,2%) bệnh nhân, dạ dày - hành tá tràng 36 (30,0%), đại tràng sigma – trực tràng 27 (22,5%), tá tràng 6 (5,0%) và đại tràng là 10 (8,3%). Biến chứng sau mổ gồm 51 (42%) nhiễm khuẩn huyết, 39 (32,5%) sốc nhiễm khuẩn và 21 (17,5%) tử vong trong vòng 30 ngày sau mổ. Nguy cơ nhiễm khuẩn huyết giảm dần theo vị trí dịch từ ¼ trên phải (OR 5,7; 95%CI 2,6-12,5; p<0,01), ¼ dưới phải (OR 4,1; 95%CI 1,9-8,9; p < 0,01), ¼ dưới trái (OR 2,3; 95%CI 1,1-5,1; p < 0,05), dịch giữa các quai ruột (OR 2,5; 95%CI 1,2-5,4; p <0,05). Nguy cơ sốc nhiễm khuẩn sau mổ tăng dần theo vị trí dịch trong tiểu khung (OR 2,8; 95%CI 1,3 - 6,3; p < 0,01), ¼ dưới trái (OR 2,8; 95%CI 1,2 - 6,3; p < 0,01), dịch ¼ trên trái (OR 3,3; 95%CI 1,4 -7,9; p < 0,01), giữa các quai ruột (OR 4,3; 95%CI 1,9 - 9,6; p < 0,05), ¼ dưới phải (OR 5,0; 95%CI 2,2 - 11,5; p < 0,01), ¼ trên phải (OR 5,2; 95%CI 2,3 - 11,9; p < 0,01). Nguy cơ tử vong trong vòng 30 ngày sau phẫu thuật tăng dần theo vị trí dịch từ ¼ trên phải (OR 4,8; 95% CI 1,8-13,2; p < 0,01), ¼ dưới phải là (OR 4,2; 95%CI 1,5-11,7; p < 0,01), giữa các quai ruột (OR 3,3; 95%CI 1,2-8,6; p = 0,01). Kết luận: Vị trí dịch ổ bụng trên CLVT có liên quan đến nguy cơ biến chứng của các bệnh nhân sau phẫu thuật thủng dạ dày ruột.
Bất sản bẩm sinh của động mạch mũ trái là một dị tật mạch vành hiếm gặp với ít trường hợp được báo cáo trong y văn. Nguy cơ đột quỵ do thiếu máu cơ tim có thể xảy ra khi bệnh nhân gắng sức. Phần lớn các trường hợp được tình cờ phát hiện khi chụp động mạch vành qua da hoặc chụp cắt lớp vi tính mạch vành. Chúng tôi báo cáo 2 trường hợp phát hiện tình cờ bất sản bẩm sinh động mạch mũ trái và tăng sinh động mạch vành phải trên CLVT 256 dãy. Thông qua đó, chúng tôi xin điểm lại y văn về biểu hiện lâm sàng và phương pháp chẩn đoán cũng như chiến lược theo dõi bệnh này được trình bày trong bài báo.
Mục tiêu: nghiên cứu đặc điểm hình ảnh cắt lớp vi tính (CLVT) đa dãy trong chẩn đoán viêm ruột thừa (VRT). Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang so sánh 50 BN nghi ngờ viêm ruột thừa trên lâm sàng, có 25 BN kết quả giải phẫu bệnh là viêm ruột thừa, được chụp CLVT ổ bụng cấp cứu tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức từ tháng 5 đến tháng 10/2022. Kết quả: gồm 16 nam và 34 nữ. Tuổi trung bình là 41,43 ± 20,55 tuổi (từ 5 đến 83 tuổi). Các dấu hiệu VRT trên CLVT gồm tăng kích thước ruột thừa >6mm (100%), đường kính trung bình ruột thừa 10,02 ± 1,90 mm, dày thành ruột thừa >2mm (84%), sỏi phân ruột thừa (48%), dịch trong lòng ruột thừa (80%), độ dày dịch trong lòng ruột thừa 4,08 ± 2,94 mm, khí trong lòng ruột thừa (24%), thâm nhiễm mỡ quanh ruột thừa (88%), phúc mạc quanh ruột thừa ngấm thuốc mạnh (92%). Các dấu hiệu trên đây đều có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nhóm không VRT (p<0,01). Kết luận: Các dấu hiệu bất thường trên Cắt lớp vi tính là đặc trưng trong chẩn đoán viêm ruột thừa.
scite is a Brooklyn-based organization that helps researchers better discover and understand research articles through Smart Citations–citations that display the context of the citation and describe whether the article provides supporting or contrasting evidence. scite is used by students and researchers from around the world and is funded in part by the National Science Foundation and the National Institute on Drug Abuse of the National Institutes of Health.
customersupport@researchsolutions.com
10624 S. Eastern Ave., Ste. A-614
Henderson, NV 89052, USA
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Copyright © 2024 scite LLC. All rights reserved.
Made with 💙 for researchers
Part of the Research Solutions Family.