Tinh dầu từ lá và thân rễ của loài Asarum geophyllum Merr., thu mẫu tại xã Đức Quang, Hạ Lang, Cao Bằng, được chưng cất bằng phương pháp lôi cuốn hơi nước có hồi lưu. Hàm lượng tinh dầu từ lá và thân rễ loài Asarum geophyllum đạt 0,16% và 0,12% (theo nguyên liệu khô không khí). Tinh dầu có màu trắng, nặng hơn nước. Bằng phương pháp sắc ký khí khối phổ (GC/MSD), 47 cấu tử từ tinh dầu lá loài Asarum geophyllum chiếm 97,17% tổng lượng tinh dầu đã được xác định. Những thành phần chính của tinh dầu gồm: β-caryophyllene (11,91%), 9-epi-β-caryophyllene (27,16%), α-humulene (6,69%), bicyclogermacrene (16,98%); 56 cấu tử từ tinh dầu thân rễ loài Asarum geophyllum chiếm 91,57% tổng lượng tinh dầu đã được xác định. Những thành phần chính của tinh dầu gồm: β-pinene (12,61%), aristolene (7,01%), β-gurjunene (5,98%), 9-epi-β-caryophyllene (7,88%), Eudesm-7(11)-en-4-ol (16,94%). Đây là công trình nghiên cứu thành phần hóa học tinh dầu từ lá và thân rễ cây Asarum geophyllum đầu tiên ở Việt Nam.
Loài Hương nhu trắng (Ocimum gratissimum L.) là thảo dược chứa tinh dầu, thuộc chi Hương nhu (Ocimum L.) họ Hoa môi (Lamiaceae), được sử dụng trong y học cổ truyền chữa các bệnh về đường hô hấp, tiêu hóa, tiểu đường, ung thư,... Bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước, tinh dầu thu được có hàm lượng 0,96% và thành phần hóa học được phân tích bằng sắc kí khí khối phổ/ion hóa ngọn lửa (GC/MS-FID). Đã xác định được 23 hợp chất, chiếm 99,99% tổng số tinh dầu. Eugenol có hàm lượng đạt tới 80,38%, là thành phần chính của tinh dầu. Tinh dầu có hoạt tính chống oxi hóa mạnh, giá trị EC50 là 17,85±1,05µg/ml, trong khi EC50 của chất tham chiếu là 9,97±0,25µg/ml. Đây là thảo dược giàu nguồn eugenol tự nhiên – nguồn chống oxi hóa tự nhiên, có tiềm năng ứng dụng phát triển nguồn tinh dầu vào trong các sản phẩm chăm sóc sức khỏe con người và bảo vệ nông sản.
Tinh dầu từ lá và cành của loài Thông tre lá ngắn (Podocarpus pilgeri) thu mẫu tại Khu bảo tồn thiên nhiên (KBT TN) Xuân Nha, Vân Hồ, Sơn La, được chưng cất bằng phương pháp lôi cuốn hơi nước. Hàm lượng tinh dầu từ lá và cành loài Thông tre lá ngắn tương ứng đạt 0,057% và 0,073% (theo nguyên liệu khô không khí). Tinh dầu có màu vàng nhạt, nhẹ hơn nước. Bằng phương pháp sắc ký khối phổ (GC/MS) đã xác định được 38 cấu tử từ tinh dầu lá loài Thông tre lá ngắn, chiếm 99,87% tổng lượng tinh dầu, những thành phần chính của tinh dầu gồm: α-pinen (32,83%), β-caryophyllene (8,40%), dolabradiene (10,96%), 16-kaurene (19,94%); tương tự xác định được 47 cấu tử từ tinh dầu cành loài Thông tre lá ngắn chiếm 98,27% tổng lượng tinh dầu; những thành phần chính của tinh dầu gồm: α-pinen (56,37%), β-caryophyllene (5,80%), dolabradiene (4,26%), α-copaene (3,86%). Kết quả nghiên cứu về thành phần hóa học lá và cành của tinh dầu loài Thông tre lá ngắn lần đầu tiên công bố ở Việt Nam.
Thông nàng (Dacrycarpus imbricatus (Blume) de Laub.) là cây gỗ lớn, cao tới 35m, phân bố rộng rãi ở một số tỉnh của Việt Nam. Tinh dầu từ cành mang lá loài Thông nàng (Dacrycarpus imbricatus) thu mẫu tại Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Nha, Mộc Châu, Sơn La, được chưng cất bằng phương pháp lôi cuốn hơi nước có hồi lưu. Hàm lượng tinh dầu từ cành mang lá Thông nàng đạt 0,025% (theo nguyên liệu khô không khí). Tinh dầu có màu vàng nhạt, nhẹ hơn nước. Bằng phương pháp sắc ký khối phổ (GC/MSD) đã xác định được 52 cấu tử từ tinh dầu cành lá Thông nàng chiếm 95,25% tổng lượng tinh dầu. Những thành phần chính của tinh dầu gồm: 3-methyl-valeric acid (6,09%), β-caryophyllene (5,51%), Germacrene D (39,35%), bicyclogermacrene (4,89%), T- muurolol (4,22%). Các dẫn liệu về thành phần hóa học của tinh dầu cành mang lá loài Thông nàng lần đầu tiên được ghi nhận ở Việt Nam.
Tinh dầu được chưng cất bằng phương pháp lôi cuốn hơi nước có hồi lưu từ lá và cành của loài Thông tre lá dài, mẫu được thu tại khu bảo tồn thiên nhiên (KBT TN) Xuân Nha, Sơn La. Hàm lượng tinh dầu từ lá và cành loài Thông tre lá dài đạt 0,019% và 0,013% (theo nguyên liệu khô không khí). Tinh dầu có màu vàng nhạt, nhẹ hơn nước. Bằng phương pháp sắc ký khối phổ (GC/MSD) đã xác định được 33 cấu tử từ lá tinh dầu loài Thông tre lá dài chiếm 88,63% tổng lượng tinh, những thành phần chính của tinh dầu gồm: β-caryophyllene (29,08%), α-humulene (7,03%), beyerene (5,52%), bicyclogermacrene (4,64%), germacrene D (3,90%). Đã xác định được 46 cấu tử từ cành của tinh dầu loài Thông tre lá dài chiếm 97,13% tổng lượng tinh dầu, những thành phần chính của tinh dầu gồm: α -pinene (18,2%), β-caryophyllene (26,48%), E-4,8-dimethylnona-1,3,7-triene (6,13%), α-humulene (6,07%), α-copaene (5,14%), germacrene D (3,73%). Kết quả nghiên cứu về thành phần hóa học của tinh dầu loài Thông tre lá dài ở Việt Nam lần đầu tiên được công bố.
scite is a Brooklyn-based organization that helps researchers better discover and understand research articles through Smart Citations–citations that display the context of the citation and describe whether the article provides supporting or contrasting evidence. scite is used by students and researchers from around the world and is funded in part by the National Science Foundation and the National Institute on Drug Abuse of the National Institutes of Health.
customersupport@researchsolutions.com
10624 S. Eastern Ave., Ste. A-614
Henderson, NV 89052, USA
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Copyright © 2025 scite LLC. All rights reserved.
Made with 💙 for researchers
Part of the Research Solutions Family.