Nghiên cứu được tiến hành trên 390 bệnh nhân được chẩn đoán đái tháo đường (ĐTĐ) type 2 đang điều trị ngoại trú tại Bệnh Viện Tuệ Tĩnh. Trong đó có 225 bệnh nhân là nữ (chiếm tỷ lệ 57,69%) và 165 bệnh nhân là nam (chiếm tỷ lệ 42,31%). Tuổi trung bình 63,01±10,44 (từ 30 đến 90 tuổi), có trình độ học vấn từ tiểu học đến đại học và sau đại học, không có ai mù chữ. Kết quả kiểm soát đường máu dựa trên tiêu chuẩn của ADA-2018 có 58,21 % đạt yêu cầu (dựa theo tiêu chí Glucose máu) và 50,26% đạt yêu cầu (dựa theo tiêu chí HbA1C). TC đạt yêu cầu chiếm tỷ lệ 75,13%, TG là 47,44%. Mức độ kiểm soát HA tốt là 331 bệnh nhân (chiếm 84,87%), HA chưa đạt yêu câu là 15,13%.
Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm mục tiêu đánh giá tác dụng của bột lá khô Dây thìa canh đến các chỉ số glucose, HbA1c, lipid máu, Huyết áp, chức năng gan, thận ở người tiền đái tháo đường. Phương pháp: 90 đối tượng tiền đái tháo đường tuổi trưởng thành được lựa chọn từ cộng đồng; được chia làm 2 nhóm có uống cao dây thìa canh và nhóm chứng theo dõi trong 3 tháng. Kết quả: Cao dây thìa canh có tác dụng hạ đường máu lúc đói, đường máu sau 2h và HbA1c, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng; tỉ lệ đối tượng tiền đái tháo đường về đường máu bình thường chiếm 74.5%, cao hơn nhóm chứng, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng. Có tác dụng làm giảm chỉ số trung bình Cholesterol và LDL_c có ý nghĩa thống kê so nhóm chứng. Giảm chỉ số trung bình cả hạ huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương có ý nghĩa thống kê. Kết luận: Cao dây thìa canh có tác dụng giảm glucose máu, HbA1c, tỉ lệ tiền đái tháo đường và các chỉ số Cholesterol, LDL-C, Triglycerid ở nhóm tiền đái tháo đường được can thiệp sau 3 tháng so với nhóm chứng.
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ rối loạn trầm cảm, rối loạn lo âu ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 khuyến cáo phát hiện sớm, sàng lọc, chẩn đoán và quản lí điều trị. Phương pháp: Nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang, phân tích 143 người đái tháo đường và sử dụng thang điểm Beck để dánh giá trầm cảm, thang điểm Haminton để đánh giá rối loạn lo âu. Kết quả: Trên thang điểm trầm cảm BECK, số BN trầm cảm chiếm 42% (60 bệnh nhân). Trên thang điểm lo âu Hamilton, số BN lo âu chiếm 56,6% (81 bệnh nhân). Theo điểm số thang Beck: Nhóm trầm cảm nhẹ chiếm tỷ lệ cao nhất, sau đó lần lượt là các nhóm trầm cảm vừa, ít nhất là trầm cảm nặng. Theo điểm số thang Hamilton: Nhóm lo âu nhẹ chiếm tỷ lệ cao nhất, sau đó lần lượt đến các nhóm lo âu nhẹ/lo âu vừa và thấp nhất là nhóm lo âu nặng. Có tới 76,5% BN có biểu hiện trầm cảm, lo âu sau khi phát hiện mắc ĐTĐ hoặc sau khi có diễn biến nặng lên của bệnh lý ĐTĐ; 23,5% có biểu hiện trầm cảm tự nhiên. Kết luận: Tỷ lệ rối loạn trầm cảm, rối loạn lo âu ở bệnh nhân ĐTĐ type 2 rất cao, nhưng đa số là mức độ nhẹ và vừa; tuy nhiên tỉ lệ mức độ nặng cần phải điều trị lần lượt là 8,3% và 21%.
Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm đánh giá vai trò, ý nghĩa các tiêu chí, để sử dụng hiệu quả các tiêu chuẩn chẩn đoán hội chứng chuyển hóa. Phương pháp: 948 đối tượng tiền đái tháo đường (30–69) được lựa chọn, khám lâm sàng, xét nghiệm nghiệm pháp tăng đường máu, lipid máu để phân tích tần suất xuất hiện các tiêu chí của hội chứng chuyển hóa. Kết quả: Tần suất xuất hiện các tiêu chí của HCCH theo IDF lần lượt là: tăng VE (100%), THA (84,7%), tăng ĐH (81,7%), giảm HDL-C (66,4%), tăng TG (60,5%). Tần suất các kiểu phối hợp các tiêu chí của HCCH theo IDF (3 tiêu chí, 4 tiêu chí, 5 tiêu chí) là 32,9%, 40,9%, 26,2%. Tần suất xuất hiện các tiêu chí của HCCH theo ATPIII lần lượt là THA (89,8%), tăng ĐH (87,8%), tăng TG (79%), giảm HDL-C (70,2%), tăng VE (15,3%). Tần suất các kiểu phối hợp các tiêu chí của HCCH theo ATPIII (3 tiêu chí, 4 tiêu chí, 5 tiêu chí) là 62%, 33,9%, 4,1%. Kết luận: Theo IDF tần suất cao nhất của các tiêu chí HCCH là tăng VE, thấp nhất là tăng TG; 4 tiêu chí chiếm tỉ lệ nhiều nhất. Theo ATPIII, tiêu chí THA có tần suất cao nhất, tăng VE thấp nhất; các kiểu phối hợp tiêu chí giảm dần từ 3 đến 5 tiêu chí.
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả của việc quản lý tương tác thuốc tim mạch – bệnh trên bệnh nhân điều trị nội trú thông qua phối hợp hoạt động dược lâm sàng và hệ thống cảnh báo trên phần mềm kê đơn (HIS), nhằm nâng cao hiệu quả phòng tránh các tương tác thuốc tim mạch - bệnh trên lâm sàng. Phương pháp và kết quả nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp có so sánh trước sau dựa trên rà soát dữ liệu kê đơn thuốc nội trú điện tử tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn từ tháng 8/2021 - 10/2021 và tháng 1/2022 - 3/2022. Kết quả cho thấy bệnh nhân có tương tác thuốc tim mạch – bệnh trong mẫu nghiên cứu đều là bệnh nhân cao tuổi (trước can thiệp là 67,2 ± 14,4 và sau can thiệp là 53,0 ± 8,6) và sử dụng nhiều thuốc (trước can thiệp 7,6 ± 2,0 và sau can thiệp 6,2 ± 1,3). Tổng số tương tác thuốc tim mạch - bệnh trước khi can thiệp là 71 lượt tương tác (1,055%) giảm còn 7 lượt (0,101%) sau can thiệp. Các cặp tương tác còn xuất hiện sau can thiệp là: clopidogrel - loét đường tiêu hóa có kèm chảy máu, lợi tiểu thiazid - suy thận nặng vàaspirin - loét dạ dày/tá tràng không kèm chảy máu. Các cặp tương tác này đã được các dược sĩ lâm sàng trao đổi với bác sĩ điều trị để đồng thuận xử trí. Kết luận: Với mô hình triển khai quản lý tương tác thuốc tim mạch - bệnh thông qua hệ thống cảnh báo trên phần mềm kê đơn (HIS) và hoạt động của dược sĩ đã phòng tránh được các cặp tương tác thuốc tim mạch - bệnh xảy ra trên lâm sàng tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn.
scite is a Brooklyn-based organization that helps researchers better discover and understand research articles through Smart Citations–citations that display the context of the citation and describe whether the article provides supporting or contrasting evidence. scite is used by students and researchers from around the world and is funded in part by the National Science Foundation and the National Institute on Drug Abuse of the National Institutes of Health.
customersupport@researchsolutions.com
10624 S. Eastern Ave., Ste. A-614
Henderson, NV 89052, USA
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Copyright © 2024 scite LLC. All rights reserved.
Made with 💙 for researchers
Part of the Research Solutions Family.