Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và nhận xét số lượng noãn và tỷ lệ có thai của người bệnh đáp ứng kém với kích thích buồng trứng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 60 trường hợp đáp ứng kém với kích thích buồng trứng đến khám và điều trị tại Trung tâm Hỗ trợ sinh sản Quốc Gia – Bệnh viện Phụ sản Trung ương từ tháng 01/2021 đến 09/2021. Kết quả và bàn luận: Đáp ứng kém với kích thích buồng trứng chủ yếu ở bệnh nhân lớn tuổi với tuổi trung bình 36,78 ± 4,95 năm và thời gian vô sinh khá dài 5,00 ± 2,87 năm. Các bệnh nhân đáp ứng kém kích thích buồng trứng thể hiện các chỉ số AMH trung bình thấp 1,04 ± 0,82 ng/ml và số nang thứ cấp ít 5,57 ± 1,48 nang. Số noãn chọc hút được trung bình của các bệnh nhân nghiên cứu là 5,10 ± 2,27. Trong đó số noãn MII chiếm tỷ lệ nhiều nhất với 4,23 ± 1,89. Tỷ lệ bệnh nhân xét nghiệm hCG dương tính 13,56%. Tỷ lệ thai lâm sàng 10,17%. Tỷ lệ thai tiến triển 8,47%. Tỷ lệ thai lưu: nhóm chứng có 1 trường hợp thai lưu chiếm 1,67%. Tỷ lệ thai sinh hóa có 2 trường hợp thai sinh hóa chiếm 3,39%.
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và nhận xét kết quả mang thai ở tuổi vị thành niên tại Trung tâm sản phụ khoa Bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 165 sản phụ tuổi từ 10-19, có thai, đến khám và điều trị tại Trung tâm sản phụ khoa Bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên từ tháng 1 đến tháng 12 năm 2020. Kết quả và kết luận: Nhóm tuổi 18-19 chiếm tỉ lệ cao nhất 75,2%; nhóm sản phụ 10-13 tuổi chiếm tỉ lệ thấp nhất 0,6%. Sản phụ tuổi vị thành niên sống ở nông thôn chiếm 76,4%, nhóm sản phụ dân tộc thiểu số là 53,3%. Sản phụ vị thành niên là nông dân chiếm tỉ lệ cao nhất 42,4%, 16,3% là học sinh sinh viên. Sản phụ vị thành niên mang thai có thiếu máu là 24,5%, 1,2% tiền sản giật, 1,2% bệnh tim mạch, 0,6% Basedow. Tỉ lệ sản phụ vị thành niên đẻ non là 10,9%. Tỉ lệ mổ lấy thai là 51,4%. Tỉ lệ trẻ sơ sinh có cân nặng <2500g là 16,8%, có 14% trẻ suy hô hấp sau sinh. Có 1,9% tai biến băng huyết và 1,9% tai biến chấn thương đường sinh dục sau sinh.
Nghiên cứu thực hiện trên 40 bệnh nhân có tổn thương khu trú tuyến giáp, được chọc hút tế bào dưới hướng dẫn siêu âm, sinh thiết tức thì và mô bệnh học sau phẫu thuật. Mục tiêu nghiên cứu nhằm đánh giá giá trị và mối tương quan của phương pháp chọc hút tế bào bằng kim nhỏ dưới hướng dẫn siêu âm và sinh thiết tức thì trong việc chẩn đoán các nhân tuyến giáp. Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu được tiến hành theo phương pháp mô tả cắt ngang, tiến cứu kết hợp hồi cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tuổi phát hiện bệnh trung bình là 47 ±14,5 tuổi, nữ gặp nhiều hơn nam. Mô bệnh học sau mổ: 67,5% carcinoma tuyến giáp thể nhú; 22,5% bướu giáp keo; 10% u tuyến tuyến giáp. Độ nhậy, độ đặc hiệu, độ chính xác chẩn đoán đối với phương pháp chọc hút tế bào bằng kim nhỏ dưới hướng dẫn siêu âm lần lượt là: 74,1%; 100%; 95,2% với sinh thiết tức thì là: 87,1%; 100% và 97,8%. Chọc hút tế bào bằng kim nhỏ dưới hướng dẫn siêu âm cần được áp dụng với bệnh nhân có nhân tuyến giáp. Những bệnh nhân có kết quả tế bào học thuộc nhóm I tiến hành chọc hút lại. Sinh thiết tức thì hữu ích hơn khi tế bào học thuộc nhóm V. Sinh thiết tức thì không cần thiết khi tế bào học thuộc nhóm II hoặc IV.
scite is a Brooklyn-based organization that helps researchers better discover and understand research articles through Smart Citations–citations that display the context of the citation and describe whether the article provides supporting or contrasting evidence. scite is used by students and researchers from around the world and is funded in part by the National Science Foundation and the National Institute on Drug Abuse of the National Institutes of Health.