Hiện nay, vi nhân giống Salem vẫn còn gặp nhiều khó khăn như: lá cây in vitro và ex vitro dễ bị hoại tử do nấm, vi khuẩn và virus nội sinh; cây con phát triển chậm, tỉ lệ sống của cây con thấp ở giai đoạn vườn ươm. Nghiên cứu này bước đầu thử nghiệm vật liệu nano sắt hóa trị 0 (nZVI) thay thế cho Fe-EDTA trong môi trường nuôi cấy in vitro cây Salem, một loại cây hoa cắt cành có giá trị cao trên thế giới, nhằm đánh giá khả năng nhân nhanh chồi, sinh trưởng cây con in vitro và thuần hóa ex vitro của cây. Kết quả thu được cho thấy, khi gia tăng nồng độ nZVI (10-200 μM) bổ sung vào môi trường cảm ứng phát sinh chồi với 0,4 mg/L BA, 0,2 mg/L NAA, hệ số nhân chồi tăng so với sử dụng Fe-EDTA sau 5 tuần nuôi cấy. Trong giai đoạn ra rễ, tốc độ tăng trưởng của cây con trên môi trường ½ MS bổ sung nZVI với 0,4 mg/L NAA kém hơn các cây trên môi trường sử dụng Fe-EDTA. Tuy nhiên, sau 4 tuần nuôi trồng ngoài vườn ươm, các cây con in vitro trên môi trường bổ sung nZVI cho hiệu quả tăng trưởng và tỷ lệ sống cao vượt trội so với đối chứng sử dụng Fe-EDTA. Nano sắt với nồng độ 50 μM bổ sung vào môi trường nuôi cấy cho hệ số nhân chồi in vitro, chiều cao cây con, trọng lượng tươi, chiều dài rễ, chỉ số chlorophyll và tỷ lệ sống sót ngoài điều kiện vườm ươm tốt nhất (8,33 chồi; 11,67 cm; 2,89 g; 5,67 cm; 24,3; 99,17%; tương ứng). Nghiên cứu này cho thấy rằng việc sử dụng nano sắt trong môi trường vi nhân giống cho hiệu quả nhân nhanh và chất lượng cây giống ex vitro tốt hơn so với sử dụng muối sắt Fe-EDTA.
Trong nghiên cứu này, cây vi thủy canh và cây vi nhân giống được trồng tại vườn ươm nhằm theo dõi khả năng tăng trưởng và ra hoa của cây cũng như hiệu quả nhân giống của 2 phương pháp này. Bên cạnh đó, các cây cúc vi thủy canh được trồng thử nghiệm với quy mô lớn ở đồng ruộng. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự tăng trưởng của cây cúc trong hệ thống vi thủy canh khi chuyển ra vườn ươm sau 4, 6, 8 và 10 tuần đều tốt hơn so với cây cúc nuôi cấy in vitro ở vườn ươm. Cây vi thủy canh có chiều cao lớn hơn so với cây vi nhân giống khi chuyển ra vườn ươm. Những cây vi thủy canh khi trồng ở vườn ươm (15 tuần) cho ra hoa sớm hơn khoảng 1 tuần so với những cây vi nhân giống (16 tuần) và khả năng tăng trưởng của cây vi thủy canh là tốt hơn cây vi nhân giống ở giai đoạn ra hoa thể hiện các chỉ tiêu như chiều cao cây (87,53 cm), số hoa/cây (18,33 hoa) và kích thước hoa (3,60 cm) khi so sánh với cây không ngắt nụ. Cây vi thủy canh không ngắt nụ và ngắt nụ cho ra hoa đều và đẹp. Ngoài ra, cây vi thủy canh có khả năng thích nghi cũng như sinh trưởng và phát triển tốt khi được trồng thử nghiệm quy mô lớn ở giai đoạn đồng ruộng. Từ khóa: cây cúc, ra hoa, sinh trưởng và phát triển, vi nhân giống, vi thủy canh
scite is a Brooklyn-based organization that helps researchers better discover and understand research articles through Smart Citations–citations that display the context of the citation and describe whether the article provides supporting or contrasting evidence. scite is used by students and researchers from around the world and is funded in part by the National Science Foundation and the National Institute on Drug Abuse of the National Institutes of Health.
customersupport@researchsolutions.com
10624 S. Eastern Ave., Ste. A-614
Henderson, NV 89052, USA
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Copyright © 2025 scite LLC. All rights reserved.
Made with 💙 for researchers
Part of the Research Solutions Family.