Mục tiêu: Xác định mối tương quan giữa chức năng thất trái với các yếu tố của hội chứng chuyển hóa (HCCH) ở bệnh nhân đái tháo đường (ĐTĐ) type 2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành với 183 bệnh nhân ĐTĐ type 2 có HCCH và 75 bệnh nhân ĐTĐ type 2 không có HCCH tại bệnh viện Đại học Y Thái Bình từ tháng 2 đến hết tháng 8/2022. Kết quả nghiên cứu: Tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là 69,3 ± 7,8, trong đó nhóm tuổi từ 60 – 69 ở nhóm có hội chứng chuyển hóa chiếm tỷ lệ cao nhất (chiếm 74%). Tỷ lệ nữ/nam nhóm có HCCH là 2/1. Nhóm bệnh nhân ĐTĐ type 2 có HCCH, có tình trạng thừa cân và chu vi vòng bụng lớn cao hơn so với nhóm bệnh nhân không có HCCH (tương ứng tỷ lệ 2,5/1; 8/1), p<0,05. Có mối tương quan thuận giữa chỉ số Tei thất trái, mối tương quan nghịch giữa vận tốc đỉnh sóng E, tỷ lệ E/A với nồng độ Glucose lúc đói (tương ứng r=0,16, p<0,05; r=-0,16, p<0,05; r=-0,16, p<0,01). Vận tốc đỉnh sóng E, chỉ số E/A, thời gian tống máu tương quan nghịch với huyết áp tâm trương (tương ứng p<0,05). Cung lượng tim tương quan tỷ lệ thuận mức độ yếu với huyết áp tâm thu, r=0,26, p<0,001. Chỉ số Tei thất trái tương quan tỷ lệ nghịch mức độ yếu với huyết áp tâm thu, r=-0,17, p<0,05. Thời gian tống máu tương quan tỷ lệ nghịch mức độ yếu với các chỉ số triglycerid, HDL-C, LDL-C (tương ứng r=-0,1, p>0,05; r=-0,26, p<0,01; r=-0,24, p<0,001). Cung lượng tim tương quan thuận mức độ yếu với chu vi vòng bụng (p=0,005) và chỉ số BMI (p<0,05). Khi phân tích hồi quy tuyến tính đa biến thấy các chỉ số lipid máu tương quan nghịch với tỷ lệ sóng E/A, thời gian co đồng thể tích, thời gian tống máu, tỷ lệ thuận với thời gian giãn đồng thể tích và chỉ số Tei thất trái. Kết luận: Các yếu tố của hội chứng chuyển hóacó ảnh hưởng đến chức năng thất trái ở bệnh nhân đái tháo đường type 2.
Mục tiêu: Khảo sát mối tương quan giữa nồng độ CRP, NT – Pro BNP với mức độ nặng của đợt cấp ở người bệnh đợt cấp của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD). Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 115 người bệnh được chẩn đoán đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính điều trị tại Trung tâm Hô hấp bệnh viện Bạch Mai. Kết quả: Đợt cấp của bệnh COPD chủ yếu là nam giới (88,7%), độ tuổi trên 60 tuổi là chủ yếu chiếm 88,7%. Có 80,7% người bệnh nghiên cứu có hút thuốc lá, thuốc lào. CRP tăng cao nhất ở bệnh nhân COPD type I với 6,97±1,06 mg/dl và p = 0,026. Không có sự khác biệt về tương quan giữa CRP với áp lực động mạch phổi đo được trên siêu âm – Doppler tim (ALĐMP). Nồng độ NT-ProBNP có xu hướng tăng dần ở nhóm bệnh nhân có mức độ tắc nghẽn nhiều. Nồng độ trung bình NT-ProBNP ở nhóm bệnh nhân không có tăng ALĐMP là 90,60 ± 20,07 pmol/l thấp hơn ở nhóm có tăng ALĐMP. Kết luận: Nồng độ CRP có mối liên quan thuận với mức độ nặng của đợt cấp theo Anthonisen với p<0,05. Nồng độ NT-ProBNP có mối liên quan thuận với mức độ tắc nghẽn đường thở và ALĐMP trên siêu âm tim với p<0,05.
Mục tiêu: Xác định mối tương quan giữa kích thước thất trái với các yếu tố của hội chứng chuyển hóa (HCCH) ở bệnh nhân đái tháo đường (ĐTĐ) type 2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành với 183 bệnh nhân ĐTĐ type 2 có HCCH và 75 bệnh nhân ĐTĐ type 2 không có HCCH tại bệnh viện Đại học Y Thái Bình từ tháng 2 đến hết tháng 8/2022. Kết quả nghiên cứu: Tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là 68,3 ± 8,7, trong đó nhóm tuổi từ 60 – 69 ở nhóm có hội chứng chuyển hóa chiếm tỷ lệ cao nhất (74%). Tỷ lệ nữ/nam nhóm có HCCH là 2/1. Nhóm bệnh nhân ĐTĐ type 2 có HCCH, có tình trạng thừa cân và chu vi vòng bụng lớn cao hơn so với nhóm bệnh nhân không có HCCH (tương ứng tỷ lệ 2,5/1, 8/1; p<0,05. Có mối tương quan thuận mức độ yếu giữa bề dày thành sau thất trái, chỉ số khối cơ thất trái với huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương (tương ứng với r=0,20, p<0,001; r=0,23, p<0,005). Khối lượng cơ thất trái tương quan thuận mức độ trung bình với huyết áp tâm thu, r=0,3, p<0,001. Có mối tương quan thuận giữa bề dày thành sau thất trái, khối lượng cơ thất trái với chu vi vòng bụng và chỉ số BMI. Phân tích hồi quy tuyến tính đa biến cho thấy đường kính thất trái cuối thời kỳ tâm trương, chỉ số khối cơ thất trái tỷ lệ thuận với chỉ số BMI và huyết áp tâm thu. Không thấy sự tương quan giữa chỉ số Glucose máu lúc đói, nồng độ HbA1c, nồng độ lipid máu với kích thước thất trái, p>0,05. Kết luận: Các yếu tố của hội chứng chuyển hóa có ảnh hưởng đến kích thước thất trái ở bệnh nhân đái tháo đường type 2.
Mục tiêu: Xác định sự ảnh hưởng của hội chứng chuyển hóa (HCCH) đến chức năng thất trái ở bệnh nhân đái tháo đường (ĐTĐ) type 2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành với 183 bệnh nhân (BN) ĐTĐ type 2 có HCCH và 75 BN ĐTĐ type 2 không có HCCH tại bệnh viện Đại học Y Thái Bình từ tháng 2 đến hết tháng 8/2022. Tất cả các BN đều được siêu âm – Doppler tim đánh giá chức năng thất trái. Kết quả nghiên cứu: Tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là 69,3 ± 7,8, trong đó nhóm tuổi từ 60 – 69 ở nhóm có hội chứng chuyển hóa chiếm tỷ lệ cao nhất (chiếm 74%). Tỷ lệ nữ/nam nhóm có HCCH là 2/1. Nhóm BN ĐTĐ type 2 có HCCH có thời gian co đồng thể tích (IVCT), thời gian giãn đồng thể tích (IVRT) lớn hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm không có HCCH (tương ứng là 94,8 ± 38,1 so với 77,5 ± 40,2 (ms), p < 0,05 và 116,5 ± 32,1 so với 94,4 ± 39,9 (ms), p < 0,001); chỉ số Tei thất trái lớn hơn có ý nghĩa thống kê (0,81 ± 0,35 so với 0,64 ± 0,20, p < 0,05). Ở nhóm có HCCH vận tốc sóng E nhỏ hơn, vận tốc sóng A lớn hơn, tỷ lệ E/A nhỏ hơn so với nhóm không có HCCH có ý nghĩa thống kê (tương ứng là 48,8 ± 19,1 so với 54,4 ± 18,0; 77,4 ± 21,5 so với 70,8 ± 18,3; 0,66 ± 0,42 so với 0,79 ± 0,32; p < 0,05); không có sự khác biệt về phân số co cơ (%D), phân xuất tống máu (EF%), thể tích nhát bóp (SV) và cung lượng tim (CO) giữa nhóm có và không có HCCH. Kết luận: Các yếu tố của hội chứng chuyển hóa làm giảm chức năng tâm trương và chức năng toàn bộ thất trái nhưng không ảnh hưởng đến chức năng tâm thu thất trái ở BN ĐTĐ type 2
scite is a Brooklyn-based organization that helps researchers better discover and understand research articles through Smart Citations–citations that display the context of the citation and describe whether the article provides supporting or contrasting evidence. scite is used by students and researchers from around the world and is funded in part by the National Science Foundation and the National Institute on Drug Abuse of the National Institutes of Health.
customersupport@researchsolutions.com
10624 S. Eastern Ave., Ste. A-614
Henderson, NV 89052, USA
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Copyright © 2024 scite LLC. All rights reserved.
Made with 💙 for researchers
Part of the Research Solutions Family.