Mục tiêu nghiên cứu là ước tính lượng phát thải khí nhà kính (KNK) gồm CO2, CH4 và N2O từ các nguồn trực tiếp (xăng dầu tiêu thụ và chất đốt) và gián tiếp (tiêu thụ điện từ hộ gia đình và rác thải) trên địa bàn quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ. Phương pháp thu thập số liệu nhiên liệu tiêu thụ các nguồn thải khác nhau thông qua phiếu điều tra hộ gia đình và số liệu thống kê quản lý nhiên liệu tiêu thụ. Phương pháp tính toán lượng phát thải dựa trên số liệu hoạt động và hệ số phát thải, đồng thời ước tính phát thải bình quân đầu người trên địa bàn quận. Kết quả nghiên cứu cho thấy năm 2019, tổng lượng phát thải KNK ở quận Ninh Kiều khoảng 1.069.422 tấn CO2tđ và bình quân đầu người phát thải khoảng 4,17 tấn CO2tđ/năm. Trong đó, tỷ lệ cao nhất phát thải gián tiếp từ tiêu thụ điện là 35,1% và trực tiếp từ chất đốt (gas, củi và than) là 26,5%. Kết quả nghiên cứu đã nhận dạng các hoạt động gây phát thải KNK cao làm cơ sở đề xuất các hoạt động thiết thực phù hợp giúp giảm thiểu phát thải trên toàn thành phố Cần Thơ nhằm phát triển thành phố trung hoà carbon.
Nghiên cứu này được thực hiện bằng cách phỏng vấn 40 hộ có tiếp cận và không có tiếp cận dịch vụ thu gom chất thải của cộng đồng dân cư vùng nông thôn (huyện Vĩnh Thạnh) và vùng trung tâm (quận Cái Răng) của thành phố Cần Thơ. Mục đích nghiên cứu nhằm đánh giá vấn đề tiêu thụ, quản lý và tác động của rác thải nhựa đến nhận thức của cộng đồng. Kết quả nghiên cứu cho thấy các hình thức tiêu dùng sản phẩm nhựa là rất đa dạng mặc dù biết chúng có thể gây hại cho sức khỏe. Bên cạnh đó, người dân tái chế/tái sử dụng chất thải nhựa là biện pháp quản lý chất thải và chất thải nhựa trong cộng đồng do không được tiếp cận với dịch vụ thu gom chất thải. Đối với cộng đồng tiếp cận được với dịch vụ thu gom chất thải thì chất thải thường không được phân loại và việc tái sử dụng nhựa không có hệ thống. Đặc biệt, người dân có ý thức tác hại của nhựa và xu hướng sử dụng vật liệu tự nhiên trong sinh hoạt đang trở nên...
Nghiên cứu được thực hiện nhằm phân tích và đánh giá xu hướng phát triển đô thị thành phố (TP.) Cần Thơ năm 2004 và 2019 từ đó hỗ trợ các địa phương định hướng phát triển vùng đô thị tại các quân/huyện TP. Cần Thơ. Ảnh Landsat được phân loại bằng thuật toán xác suất cực đại (Maximum Likelihood Classification-MCL) và phân tích điểm nóng (Hotspot) theo dõi xu hướng đô thị hóa. Kết quả nghiên cứu cho thấy đô thị tập trung chủ yếu tại 4 quận Cái Răng, Ninh Kiều, Bình Thủy và Thốt Nốt với tổng diện tích năm 2004 là 6.400,2 héc-ta (ha) và năm 2019 là 16.007,0 ha. Tỷ lệ đô thị của TP. Cần Thơ tăng từ 4,45% năm 2004 lên 11,12% năm 2019. Tốc độ đô thị hóa trung bình năm của toàn thành phố là 0,43%, cao nhất là quận Ninh Kiều với 1,52% và thấp nhất là 0,19% ở huyện Cờ Đỏ. Mật độ đô thị quận Ninh Kiều cao nhất toàn thành phố với 45,9% năm 2004 và 65,62% năm 2019. Đô thị hóa phát triển theo hướng (1) dọc theo sông Hậu hình thành một đô thị dạng chuỗi, (2) theo sông Cần Thơ về phía Tây Nam và (3) theo hướng các tuyến quốc lộ chính.
Nghiên cứu nhằm theo dõi sự thay đổi nhiệt độ bề mặt (land surface temperature-LST) và đảo nhiệt bề mặt đô thị (surface urban heat island -SUHI) tại thành phố Cần Thơ (TPCT) giai đoạn 2014-2020. LST được phân tích từ ảnh hồng ngoại nhiệt của Landsat, hiện trạng phủ bề mặt được giải đoán từ phương pháp phân loại hướng đối tượng (object-based approach). Độ lớn SUHI xác định bởi chênh lệch LST trung bình vùng đô thị so với ngoại ô. Với độ chính xác toàn cục (T=90%), kết quả cho thấy tỉ lệ diện tích đô thị tăng 1,33% (1.915 ha) và LST trung bình tăng 1,25oC trong 5 năm. SUHI phát triển với xu hướng tăng nhanh về không gian và thời gian. Năm 2020, đảo nhiệt tối đa là 8,96oC xảy ra ở 87,4 ha trong khi năm 2014 chỉ ở 6,98oC với 42,8 ha. Đảo nhiệt phân bố tại khu công nghiệp, nhà máy nhiệt điện, khu dân cư mật độ xây dựng cao. Các giải pháp giảm thiểu đảo nhiệt, bảo vệ môi trường đô thị nên được tích hợp trong chiến lược xây dựng đô thị bền vững thời gian tới.
Nghiên cứu được thực hiện nhằm xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất (HTSDĐ) trên địa bàn huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp bằng phương pháp sử dụng ảnh viễn thám, đồng thời so sánh, đối chiếu với bản đồ HTSDĐ từ kết quả kiểm kê đất đai (KKĐĐ) để tìm ra giải pháp giúp nâng cao hiệu quả công tác KKĐĐ, lập bản đồ HTSDĐ giai đoạn tiếp theo trên địa bàn huyện. Cụ thể, nghiên cứu sử dụng ảnh Sentinel-2 được thu thập ngày 01/01/2020 để xây dựng bản đồ HTSDĐ thông qua phương pháp phân loại theo hướng đối tượng, kết hợp sử dụng chỉ số thực vật (NDVI), và chỉ số khác biệt nước (NDWI). Kết quả giải đoán ảnh được kiểm tra tại 470 điểm khảo sát thực địa cho với chính xác toàn cục là 92,8%, hệ số kappa là 0,86 cho 6 loại HTSDĐ. Qua đó cho thấy, việc ứng dụng ảnh viễn thám trong xác định khác biệt giữa hiện trạng sử dụng đất và hồ sơ địa chính có tính khả thi cao. Trên cơ sở tham vấn ý kiến chuyên gia trực tiếp thực hiện công tác KKĐĐ trên địa bàn huyện, nghiên cứu đề xuất được quy trình thực hiện KKĐĐ, lập bản đồ HTSDĐ kết hợp giữa phương pháp truyền thống với phương pháp sử dụng ảnh viễn thám, nhằm nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý...
scite is a Brooklyn-based organization that helps researchers better discover and understand research articles through Smart Citations–citations that display the context of the citation and describe whether the article provides supporting or contrasting evidence. scite is used by students and researchers from around the world and is funded in part by the National Science Foundation and the National Institute on Drug Abuse of the National Institutes of Health.
customersupport@researchsolutions.com
10624 S. Eastern Ave., Ste. A-614
Henderson, NV 89052, USA
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Copyright © 2025 scite LLC. All rights reserved.
Made with 💙 for researchers
Part of the Research Solutions Family.