Mục tiêu: Đánh giá chất lượng cuộc sống người cao tuổi mắc một số bệnh lý tim mạch thường gặptại Hà Nội năm 2022.Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang điều tra tại cộng đồng. Đối tượngnghiên cứu là người cao tuổi mắc bệnh lý tim mạch sinh sống tại 5 phường trên địa bàn quận ĐốngĐa, Hà Nội, thời gian từ 4/2022-10/2022.Kết quả: Điểm chất lượng cuộc sống của người cao tuổi mắc bệnh tim mạch tại Hà Nội khá thấp,hệ số trung bình là 0,7176; trong đó lo lắng/u sầu và đau/khó chịu là các yếu tố ảnh hưởng đến chấtlượng cuộc sống nhất. Mặt khác, các bệnh lý tim mạch có nhiều triệu chứng và gánh nặng triệu chứnglớn hơn như bệnh mạch máu não, rối loạn nhịp, suy tim,... có chất lượng cuộc sống thấp hơn so vớicác bệnh lý tim mạch khác. Ngoài các đặc điểm về nhân khẩu học như tuổi, giới tính, trình độ họcvấn và các đặc điểm bệnh lý khác, các đặc điểm về kinh tế, văn hoá, hôn nhân, xã hội cũng ảnh hưởngđến chất lượng cuộc sống người cao tuổi mắc bệnh lý tim mạch.Kết luận: Giảm lo âu, căng thẳng, tăng cường tập thể dục, tăng cường các hoạt động xã hội chongười cao tuổi mắc bệnh lý tim mạch là các giải pháp giúp nâng cao chất lượng cuộc sống cho họ.
Mục tiêu: Mô tả thực trạng bệnh lý tim mạch thường gặp của người cao tuổi và một số yếu tố nguycơ tại Hà Nội năm 2022.Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang điều tra tại cộng đồng. Đốitượng nghiên cứu là người cao tuổi sinh sống tại 5 phường trên địa bàn quận Đống Đa, Hà Nội, thờigian từ 4/2022-10/2022.Kết quả: Tỷ lệ mắc bệnh lý tim mạch ở người cao tuổi là 59,2%, trong đó tăng huyết áp là bệnhthường gặp nhất, với tỉ lệ là 59%, sau đó đột quỵ và bệnh tim thiếu máu cục bộ (9,4% và 9,2%); cácbệnh khác có tỉ lệ nhỏ hơn (<4%), các bệnh lý này đều có xu hướng tăng dần theo tuổi. Tuy nhiên,chỉ có 41,1% người cao tuổi mắc bệnh tim mạch đang điều trị và 30,5% được hướng dẫn thay đổi lốisống. Bên cạnh đó, khi xem xét các yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch ở người cao tuổi tại Hà Nội, tănghuyết áp và rối loạn lipit máu là các yếu tố nguy cơ thường gặp hơn cả, với tỉ lệ lần lượt là 98,7% và77,8% người cao tuổi mắc bệnh tim mạch.Kết luận: Nghiên cứu chỉ ra sự cần thiết của việc tăng cường công tác khám chữa bệnh ở người caotuổi và công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về bệnh tim mạch và kiểm soát các yếu tố nguycơ cho người cao tuổi.
Mục tiêu: Phân tích một số yếu tố liên quan đến một số bệnh tim mạch (BTM) thường gặp ở người cao tuổi tại Huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang năm 2021. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích trên 700 người cao tuổi tại huyện Bắc Mê. Đối tượng được khám sàng lọc, xét nghiệm (điện tim, siêu âm tim, sinh hóa máu) để chẩn đoán một số BTM thường gặp và khai thác các yếu tố liên quan. Kết quả: Nguy cơ mắc BTM ở nhóm uống rượu thường xuyên cao gấp 2,1 lần nhóm không uống. Đối tượng có rối loạn Lipid máu có nguy cơ mắc BTM cao gấp 1,5 lần nhóm bình thường. Qua phân tích hồi quy logistic đa biến, có 04 yếu tố liên quan có ý nghĩa thống kê với tình trạng mắc BTM ở người cao tuổi bao gồm: Tuổi, hút thuốc lá, chỉ số Cholesterol toàn phần và LDL-c. Khi các chỉ số Cholesterol toàn phần, LDL-c tăng lên 1 đơn vị (1 mmol/L) thì nguy cơ mắc BTM tăng lần lượt 4,8 và 5,3 lần. Bên cạnh đó, mỗi 5 tuổi tăng lên thì nguy cơ mắc BTM ở đối tượng tăng lên gấp 5,4 lần. Đối tượng hút thuốc lá có nguy cơ mắc BTM cao gấp 19,5 lần nhóm không hút. Không có mối liên quan giữa chỉ số khối cơ thể (BMI), chỉ số vòng eo/vòng mông (WHR), chỉ số Triglycerid, HDL-c và đái tháo đường với tình trạng mắc BTM ở người cao tuổi. Kết luận: Tuổi càng cao nguy cơ mắc một số BTM thường gặp càng cao. Kết quả gợi ý các chỉ số như: Tuổi, hút thuốc, tăng Cholesterol toàn phần, tăng LDL-c là yếu tố nguy cơ với một số BTM thường gặp ở người cao tuổi.
Mở đầu: Suy tim cấp là nguyên nhân nhập viện hàng đầu ở người trên 65 tuổi với tỷ lệ tử vong và tái nhập viện cao, góp phần nhiều nhất (gần 70%) vào tổng chi phí chăm sóc y tế liên quan đến suy tim. Mục tiêu: Khảo sát tỷ lệ và các yếu tố liên quan đến tái nhập viện hoặc tử vong trong 30 ngày và trong 90 ngày sau khi xuất viện trên người bệnh suy tim cấp tại Bệnh viện Thống Nhất. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả được thực hiện trên 106 người bệnh được chẩn đoán xuất viện suy tim cấp hoặc đợt cấp mất bù suy tim mạn từ 01/01/2018 đến 31/12/2019 và có đầy đủ thông tin về tái nhập viện hoặc tử vong trong 30 ngày và 90 ngày kể từ khi xuất viện. Dữ liệu khảo sát bao gồm đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, thuốc điều trị, thông tin tái nhập viện hoặc tử vong được thu thập từ hồ sơ bệnh án và phỏng vấn qua điện thoại. Kết quả: Tuổi trung vị của người bệnh là 78 (67 – 84), có 49,1% người bệnh là nữ giới. Tỷ lệ tái nhập viện hoặc tử vong trong 30 ngày và 90 ngày lần lượt là 34,9% và 56,6%. Kết quả phân tích hồi quy logistics đơn biến cho thấy, trong vòng 30 ngày sau xuất viện, những người bệnh tuổi trên 65 (OR: 3,71), mắc kèm hội chứng mạch vành cấp (OR: 3,06), NT-proBNP lúc nhập viện trên 3000 ng/mL (OR: 2,39) và NT-proBNP xuất viện trên 3000 ng/mL (OR: 3,49) là những yếu tố làm tăng khả năng tái nhập viện hoặc tử vong. Ngược lại, thể huyết động là ấm – ướt làm giảm 63% khả năng tái nhập viện hoặc tử vong (OR 0,37; 95% CI 0,14 – 0,94; P = 0,038) so với thể ấm – khô. Trong vòng 90 ngày sau xuất viện, người bệnh có NT-proBNP nhập viện trên 3000 pg/mL có khả năng nhập viện hoặc tử vong cao hơn nhóm còn lại (OR 2,68; 95% CI 1,19 – 6,06; P = 0,018). Kết luận: Tỷ lệ tái nhập viện hoặc tử vong trên người bệnh suy tim cấp khá cao. Tuổi cao, mắc kèm hội chứng mạch vành cấp, thể huyết động, NT-proBNP nhập viện và xuất viện cao là những yếu tố nên được cân nhắc theo dõi chặt chẽ hơn trong quá trình điều trị nhằm giảm biến cố tái nhập viện hoặc tử vong sau xuất viện.
scite is a Brooklyn-based organization that helps researchers better discover and understand research articles through Smart Citations–citations that display the context of the citation and describe whether the article provides supporting or contrasting evidence. scite is used by students and researchers from around the world and is funded in part by the National Science Foundation and the National Institute on Drug Abuse of the National Institutes of Health.
customersupport@researchsolutions.com
10624 S. Eastern Ave., Ste. A-614
Henderson, NV 89052, USA
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Copyright © 2025 scite LLC. All rights reserved.
Made with 💙 for researchers
Part of the Research Solutions Family.