Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam, *tqphap@yahoo.com TÓM TẮT: Hải Dương là tỉnh có diện tích trồng chuyên canh cà rốt lớn nhất miền Bắc, tuy nhiên, trong những năm gần đây, tại các vùng trồng chuyên canh này đã xuất hiện dịch hại do tuyến trùng thực vật gây ra làm giảm năng suất, chất lượng và phẩm chất củ cà rốt. Qua điều tra sơ bộ, đã xác định được thành phần tuyến trùng thực vật gồm 17 loài thuộc 11 giống, 8 họ và 3 bộ trên cà rốt ở Hải Dương. Dựa vào triệu chứng gây hại, mật độ và tần suất bắt gặp cho thấy, các loài tuyến trùng giống Meloidogyne và Pratylenchus là hai nhóm tuyến trùng gây hại chính trên cà rốt ở Hải Dương. Một số nhóm tuyến trùng khác với mật độ và tần suất thấp, ít ảnh hưởng đến cây cà rốt.Từ khóa: Meloidogyne, Pratylenchus, cà rốt, tuyến trùng ký sinh, Hải Dương.
MỞ ĐẦUCà rốt, Daucus carota L., là cây trồng có giá trị kinh tế cao trong sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Hải Dương. Nhờ nguồn thu từ cà rốt mà đời sống của người dân ở các vùng trồng cà rốt đã được cải thiện đáng kể. Từ năm 2003 đến năm 2009, do thị trường ngày càng lớn cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu nên diện tích trồng cà rốt ở Hải Dương đã tăng lên hơn 1000 ha, tập trung ở 2 huyện Cẩm Giàng và Nam Sách. Tuy nhiên, cùng với sự gia tăng về diện tích, trong những năm gần đây, ở các vùng chuyên canh đã xuất hiện bệnh hại như chia củ, củ ngắn, củ sần sùi, trên củ có các chùm hạt nhỏ, củ bị thối, liên quan đến các loài tuyến trùng ký sinh gây hại, làm giảm năng suất, chất lượng củ, thậm chí không cho thu hoạch khiến năng suất, sản lượng và chất lượng cà rốt bị giảm sút đáng kể Mặc dù tuyến trùng là một trong những nguyên nhân gây hại trên nhiều cây trồng khác nhau. Tuy nhiên, ở Việt Nam, chỉ ghi nhận các loài tuyến trùng ký sinh trên cà rốt ở Lâm Đồng. Kết quả phân loại tuyến trùng ký sinh trên cà rốt ở Hải Dương hiện nay mới chỉ đến giống mà chưa xác định loài. Trong khi đó, việc xác định thành phần các loài gây hại trên cà rốt, mật độ ký sinh và vùng phân bố của chúng là cơ sở để lựa chọn biện pháp phòng chống tuyến trùng có hiệu quả. Chính vì vậy, trong nghiên cứu này, chúng tôi bước đầu điều tra thành phần loài tuyến trùng ký sinh gây hại trên cà rốt ở Hải Dương đồng thời xác định các nhóm gây hại chính.
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨUThu mẫu và tách lọc tuyến trùng ký sinh thực vật: Cà rốt được trồng ở vùng Hải Dương chủ yếu là giống Ti-103 (Nhật Bản) và chủ yếu được trồng trên đất phù sa (cát pha). Mẫu đất quanh vùng rễ và rễ, củ cà rốt được lấy ngẫu nhiên gồm 18 tổ hợp mẫu (đất, củ và rễ) tại xã Cẩm Văn (5 tổ hợp mẫu), Đức Chính (8 tổ hợp mẫu) huyện Cẩm Giàng và xã Minh Tân (2 tổ hợp mẫu), Thái Tân (3 tổ hợp mẫu) huyện Nam Sách (Hải Dương) (hình 1). Mỗi ruộng cà rốt, chọn 3 điểm thu mẫu và trộn đều mẫu với nhau theo phương pháp của Viện Bảo vệ thực vật, 1997 [12], tại mỗi điểm lấy đất ở tầng 15-20 cm trung bình 250 g đất để tiến hành phân tích, kiểm tra triệu chứng gây hại ở các mẫu củ. Tách lọc tuyến trùng từ đất theo phương pháp của Nguyễn Ngọc Châu (2003) [5]. Mẫu rễ (gồm rễ và củ), t...