Các hệ thống khai phá quan điểm tiếng Việt dựa trên phương pháp từ vựng thông thường sử dụng bộ từ điển VietSentiWordNet. Tuy nhiên, bộ từ điển dữ liệu này áp dụng cho miền tin tức nên khi sử dụng để phân lớp trong lĩnh vực du lịch sẽ đạt hiệu quả không cao và dễ gây nhầm lẫn. Mục tiêu của bài báo này nhằm xây dựng hệ thống đánh giá nhà hàng đạt hiệu quả phân lớp cao trong lĩnh vực du lịch. Để xây dựng hệ thống, chúng tôi sử dụng phương pháp khai phá quan điểm dựa trên từ vựng kết hợp với bộ từ điển quan điểm tiếng Việt thuộc lĩnh vực du lịch VietSentiWordNetPlus. Ngoài ra, chúng tôi còn áp dụng các kỹ thuật tiền xử lý dữ liệu cho các câu bình luận để tăng ngữ nghĩa cho câu. Kết quả thực nghiệm cho thấy, hệ thống của chúng tôi đã cho kết quả phân lớp quan điểm tốt hơn, với trung bình độ chính xác tổng quát, độ chính xác, độ đầy đủ và độ đầy đủ điều hòa lần lượt là 84,64%; 76,39%; 81,12%; 78,15% so với 71,76%; 63,64%; 68,72%; 63,82% của hệ thống sử dụng bộ từ điển VietSentiWordNet. Hệ thống của chúng tôi đạt hiệu quả cao khi phân lớp quan điểm với nguồn dữ liệu thuộc lĩnh vực du lịch như: nhà hàng, khách sạn, điểm du lịch.
Tóm tắt: Điểm đến du lịch thông minh là một khái niệm mới nổi trong bối cảnh phát triển và ứng dụng của công nghệ thông tin và truyền thông ngày càng gia tăng ở các điểm đến du lịch, khái niệm này đang dần tạo ra một cách tiếp cận mới về quản lý điểm đến. Bài viết này sử dụng phương pháp phân tích nội dung nhằm mục đích hệ thống hóa các công bố bằng tiếng Anh về điểm đến thông minh đã được đăng trên các tạp chí uy tín. Kết quả phân tích cho thấy cho thấy đa số các nghiên cứu tập trung vào thực nghiệm, quan sát các điểm đến du lịch thông minh mới nổi ở Châu Âu. Cả phương pháp định tính và định lượng đều được sử dụng rộng rãi trong các nghiên cứu, một số nghiên cứu sử dụng kết hợp cả định tính và định lượng. Các nội dung nghiên cứu có liên quan bao gồm: (1) Khái niệm nền tảng liên quan đến điểm đến du lịch thông minh; (2) Công nghệ thông tin và truyền thông; (3) Du khách thông minh; và (4) Quản lý điểm đến thông minh. Từ khóa: điểm đến du lịch thông minh; du lịch thông minh; phân tích nội dung; thông minh; công nghệ 1 Đặt vấn đề Cuộc cánh mạng 4.0 đang tác động mạnh mẽ đến tất cả các khía cạnh của đời sống xã hội và các ngành kinh tế, điều này cũng ảnh hưởng đến các điểm đến du lịch. Sự gia tăng cạnh tranh theo hướng toàn cầu hoá, sự gia tăng dân số, sự thay đổi nơi làm việc và sự đổi mới trong công nghệ đang gây sức ép lên các điểm đến du lịch. Để nâng cao khả năng cạnh tranh trong bối cảnh toàn cầu như vậy, các điểm đến trên thế giới ngày càng trở nên "thông minh" hơn. Khái niệm điểm đến du lịch thông minh đang dần tạo ra một cách tiếp cận quản lý mới cho các điểm đến được định hình bởi công nghệ và các yếu tố khác như quan điểm quản lý và quản trị mới [17] và một mạng lưới phát triển hoàn toàn các doanh nghiệp kỹ thuật số [14]. Một số quốc gia như Tây Ban Nha, Hàn Quốc hay Trung Quốc đã chấp nhận phương pháp tiếp cận mới này và đang có những nỗ lực to lớn về nguồn lực công cộng để phát triển và áp dụng ý tưởng này [14; 31]. Sự phổ biến ngày càng tăng của điểm đến du lịch thông minh kèm theo sự gia tăng của các nghiên cứu có liên quan, tuy nhiên do đây vẫn là một khía cạnh mới nên vẫn còn nhiều hạn chế [3], nhưng lại có sự kỳ vọng to lớn của chính phủ, truyền thông và các công ty tư nhân. Điều này làm cho khái niệm Điểm đến thông minh trở nên thông dụng và được sử dụng bởi nhiều tác nhân quan tâm [14]. Bài viết này nhằm mục đích hệ thống hóa và phân tích nội dung các bài báo bằng tiếng Anh là các nghiên cứu về điểm đến du lịch thông minh đã được công bố Nguyễn Thị Minh Nghĩa và CS. Tập 128, Số 5A, 2019 130 trên các tạp chí uy tín, từ đó hệ thống hóa khái niệm về điểm đến du lịch thông minh và củng cố nền tảng lý thuyết của vấn đề.
Sự phát triển của internet cùng với các công nghệ đi kèm đã làm cho các trang mạng xã hội như Blog, Facebook, Twitter trở nên rất phổ biến và hiệu quả. Thông qua các kênh thông tin này, mọi người có thể thể hiện quan điểm hoặc đánh giá về các điểm du lịch đã trải nghiệm. Bên cạnh những thuận lợi do nguồn thông tin khổng lồ và phong phú này mang lại, chúng cũng tạo ra những khó khăn nhất định, ở đó khách du lịch gặp khó khăn khi muốn thu thập, tham khảo tổng hợp các ý kiến, bình luận trên các trang mạng xã hội để đưa ra quyết định chọn điểm du lịch. Về phía các nhà quản lý, họ cũng gặp một số khó khăn khi muốn kiểm soát những ý kiến phản hồi tích cực hay tiêu cực của khách du lịch đối với từng đặc trưng của điểm du lịch để xây dựng chiến lược kinh doanh hoặc đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng các điểm du lịch. Bài báo này tập trung vào việc xây dựng mô hình khai phá quan điểm dựa trên bình luận của người dùng Facebook và xem xét trường hợp triển khai đối với các điểm du lịch tại Thừa Thiên Huế. Để thực hiện điều đó, chúng tôi đã mở rộng từ điển VietSentiWordNet để nâng cao hiệu quả cho việc phân lớp miền dữ liệu thuộc lĩnh vực du lịch. Kết quả thực nghiệm đã chỉ ra tính hiệu quả của mô hình được đề xuất và từ điển VietSentiWordNet mở rộng.
scite is a Brooklyn-based organization that helps researchers better discover and understand research articles through Smart Citations–citations that display the context of the citation and describe whether the article provides supporting or contrasting evidence. scite is used by students and researchers from around the world and is funded in part by the National Science Foundation and the National Institute on Drug Abuse of the National Institutes of Health.
customersupport@researchsolutions.com
10624 S. Eastern Ave., Ste. A-614
Henderson, NV 89052, USA
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Copyright © 2025 scite LLC. All rights reserved.
Made with 💙 for researchers
Part of the Research Solutions Family.