Tổng quan: Ung thư vú là bệnh ung thư chiếm tỷ lệ cao nhất ở nữ giới. Nhiều phương pháp chẩn đoán hình ảnh giúp chẩn đoán, sàng lọc với các ưu, nhược điểm khác nhau. X-quang tuyến vú cắt lớp (DBT) có nhiều ưu điểm so với X-quang tuyến vú kĩ thuật số (DM) đặc biệt ở những bệnh nhân mà tổn thương khó phát hiện khi có vú đặc hoặc bất xứng khu trú.Mục tiêu: đánh giá vai trò trong chẩn đoán ung thư vú của DBT ởnhững bệnh nhân có vú đặc, bất xứng khu trú.Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: số liệu về hình ảnh chụp X-quang tuyến vú và Xquang cắt lớp được tiến cứu trong năm 2020-2021 và hồi cứu trong năm 2015-2016, được đọc độc lập bởi 2 bác sĩ chẩn đoán hình ảnh. Phân tích các đặc điểm hình ảnh theo hệ thống dữ liệu và báo cáo hình ảnh vú (BI-RADS) của hiệp hội hình ảnh học Hoa Kỳ (ACR), tính độ nhạy, độ đặc hiệu và các giá trị chẩn đoán. Tính chỉ số đồng thuận (Cohen’s kappa) cho phân loại BI-RADS của hai phương pháp và của hai người đọc.Kết quả: DBT có độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị dự báo dương tính và giá trị dự báo âm tính cao hơn so với DM ở các trường hợp vú đặc, bất xứng khu trú với kết quả là 95,12%, 82,35%, 93,33%, 89,33% trên DBT và 68,29%, 35,29%, 56%, 48%. Độ phù hợp trong phân loại BI-RADS trên DM và DBT ở mức độ kém (Cohen’s kappa = 0,040). So sánh giữa hai người đọc, độ đồng thuận mức độ trung bình trên DM (Cohen’s kappa = 0,449) và mức độ cao trên DBT (Cohen’s kappa = 0,782).Kết luận: DBT cải thiện chẩn đoán so với DM trên cả độ nhạy và độ đặc hiệu do giảm sự chồng hình nhu mô tuyến ở bệnh nhân vú đặc hoặc bất xứng khu trú đồng thời khắc phục hạn chế phụ thuộc vào kinh nghiệm đọc của bác sĩ chẩn đoán hình ảnh. DBT nên là chỉ định kết hợp hoặc thay thế DM trong chẩn đoán và sàng lọc các tổn thương vú.
Mục tiêu: Đánh giá hình ảnh siêu âm tuyến vú theo dõi sau hút bỏ u vú bằng phương pháp sinh thiết có hỗ trợ hút chân không (VABB) dưới hướng dẫn siêu âm. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu và hồi cứu gồm 143 bệnh nhân với 190 tổn thương được thực hiện tại Trung tâm điện quang – Bệnh viện Bạch Mai từ 8/2018 đến 8/2021. Kết quả: Theo dõi sau hút 1 tháng thấy biến chứng chủ yếu là máu tụ (87.4%), theo dõi sau 1 – 3 năm cho thấy hầu hết các tổn thương không để lại dấu vết (từ 75% theo dõi sau 1-2năm lên 84.2% sau hút 2 năm trở lên) hoặc chỉ có sẹo nhỏ hoặc biến dạng cấu trúc nhỏ, chỉ có một trường hợp còn sót u phát hiện sau hút 1 năm do yếu tố khách quan. Thể tích sẹo trung bình sau hút 1-2năm là 0.01 ± 0.03cm3, sau 2 năm là 0.01 ± 0.02cm3. Có mối tương quan tuyến tính thuận giữa máu tụ và sẹo sau hút với thể tích u và số mảnh cắt, giữa sẹo và thể tích máu tụ sau hút. Kết luận: VABB là một phương pháp an toàn, hiệu quả, có tính thẩm mỹ cao, chẩn đoán chính xác tổn thương vú, là lựa chọn để điều trị các u vú lành tính.
Mục tiêu: Đánh giá kết quả sớm sau điều trị hút bỏ u xơ tuyến vú bằng thiết bị sinh thiết vú có hỗ trợ hút chân không dưới hướng dẫn của siêu âm. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu và hồi cứu gồm 121 bệnh nhân với 163 tổn thương được thực hiện tại Trung tâm điện quang – Bệnh viện Bạch Mai từ 8/2018 đến 8/2021. Kết quả: Sau thủ thuật 99.4% các u xơ tuyến vú được lấy bỏ hoàn toàn. Các biến chứng hay gặp nhất là đau chiếm 94.5%, mức độ đau vừa và nhẹ, biến chứng máu tụ chiếm 87.1% số ca. Có mối tương quan tuyến tính thuận giữa kích thước máu tụ với kích thước u, số mảnh cắt và thời gian hút. Trong nghiên cứu, các u có kích thước > 25mm có nguy cơ tăng kích thước máu tụ > 15mm gấp 3.2 lần các u < 25mm, các u giàu mạch có nguy cơ tăng kích thước máu tụ > 15mm gấp 5.8 lần u không giàu mạch, các u xơ cách da ≤ 2mm có nguy cơ bầm tím gấp 3.4 lần các u có khoảng cách da > 2mm, các sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0.05. Kết luận: Điều trị loại bỏ u xơ tuyến vú bằng thiết bị sinh thiết có hỗ trợ hút chân không dưới hướng dẫn của siêu âm là phương pháp an toàn, hiệu quả và có tính thẩm mỹ cao. Kết quả sớm theo dõi sau thủ thuật cho thấy hầu hết các u xơ được hút bỏ hoàn toàn, rất ít biến chứng.
scite is a Brooklyn-based organization that helps researchers better discover and understand research articles through Smart Citations–citations that display the context of the citation and describe whether the article provides supporting or contrasting evidence. scite is used by students and researchers from around the world and is funded in part by the National Science Foundation and the National Institute on Drug Abuse of the National Institutes of Health.
customersupport@researchsolutions.com
10624 S. Eastern Ave., Ste. A-614
Henderson, NV 89052, USA
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Copyright © 2025 scite LLC. All rights reserved.
Made with 💙 for researchers
Part of the Research Solutions Family.