Nghiên cứu này cung cấp kết quả khảo sát ý kiến đánh giá của các bên liên quan về chương trình đào tạo (CTĐT) ngành Sư phạm Sinh học (SPSH) giai đoạn 2014-2018 (K40-K44) ở Trường Đại học Cần Thơ. Các bên liên quan bao gồm sinh viên, cựu sinh viên, giảng viên, nhân viên và nhà tuyển dụng (n = 162). Phiếu điều tra được thiết kế tương ứng với từng đối tượng dựa trên 11 tiêu chuẩn đánh giá chất lượng của CTĐT trình độ đại học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Hình thức phỏng vấn nửa cấu trúc được triển khai để thu thập ý kiến phân tích và đánh giá về CTĐT. Kết quả nghiên cứu cho thấy các bên liên quan đã đánh giá mức độ phù hợp/ đáp ứng/ hài lòng về CTĐT của ngành SPSH ở mức tốt (3,41 ≤ M < 4,21) về mục tiêu và chuẩn đầu ra; cấu trúc nội dung của chương trình đào tạo; phương pháp tiếp cận trong dạy và học; hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên; chất lượng đội ngũ giảng viên và nhân viên;...
Chè đại (Trichanthera gigantea) là loài có giá trị dinh dưỡng thường được dùng làm thức ăn vật nuôi. Nghiên cứu này khảo sát thành phần hóa học, hiệu quả kháng oxy hóa và kháng khuẩn của chè đại thông qua phương pháp phản ứng so màu, phương pháp trung hòa gốc tự do DPPH và phương pháp khuếch tán giếng thạch. Kết quả cho thấy có 18 hợp chất hóa học trong lá Chè đại gồm amino acid - protein, acid hữu cơ, betalanins, carbohydrate, carotenoid, chất nhầy, coumarin, diterpenes, flavonoid, gum - nhựa, phenol, phlobatannin, phytosterol, polyuronid, saponin, tanin, tinh dầu và xanthoprotein. Chè đại trồng ở điều kiện nắng có hoạt tính kháng oxy hóa cao hơn môi trường ngập nước và môi trường bóng râm, với EC50 tương ứng là 40,92±1,86, 265,73±19,49 và 294,36±19,55 µg/mL. Cao chiết lá Chè đại có khả năng kháng 3 dòng khuẩn là Bacillus cereus, Bacillus subtilis, Escherichia coli nhưng không có hiệu quả với Salmonella sp. và Staphylococcus aureus. Kết quả nghiên cứu cho thấy Chè đại có tiềm năng gia tăng giá trị dinh dưỡng và sức đề kháng của vật nuôi khi bổ sung vào khẩu phần ăn.
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm mục tiêu cung cấp dữ liệu về các loài cỏ dại thủy sinh trong hệ sinh thái đồng ruộng ở tỉnh An Giang, làm cơ sở khoa học cho việc sử dụng, quản lý và phòng trừ cỏ dại ở các ruộng lúa hiệu quả hơn. Các phương pháp được sử dụng bao gồm PRA, điều tra thực địa và thu mẫu cỏ dại thủy sinh tại 24 ô tiêu chuẩn ở 12 ruộng lúa thuộc 6 huyện, thành phố ở tỉnh An Giang, so sánh hình thái và phân loại mẫu cây, và phân tích thống kê. Kết quả nghiên cứu đã xác định được 37 loài cỏ dại thủy sinh thuộc 33 chi của 20 họ trong 2 ngành thực vật. Chúng được xếp vào 4 nhóm dạng sống, trong đó, dạng sống trồi và dạng lá nổi chiếm ưu thế. Số loài có giá trị sử dụng là 33 loài, chiếm ưu thế là các loài dùng làm thuốc, làm rau ăn và làm thức cho ăn gia súc, gia cầm. Sự phong phú, đa dạng về thành phần loài được ghi nhận cao nhất ở vụ Đông - Xuân và các ruộng lúa được khảo sát ở huyện Tri Tôn. Tuy thành phần loài đa dạng nhưng chỉ có một số ít loài xuất hiện với tần suất cao (Nhóm D, E). Hầu hết các loài còn lại có tần suất xuất hiện rất thấp (Nhóm A). Mật độ cỏ dại thủy sinh cao nhất là ở vụ Hè Thu (trung bình là 15,67±0,34 chồi/m2) và ở các ruộng lúa được khảo sát thuộc huyện Châu Phú (trung bình là 25,96±0,45 chồi/m2). Sự phong phú, đa dạng về thành phần loài và mật độ của các loài cỏ dại...
Nghiên cứu được thực hiện tại Cù Lao Dung trong 2 năm (2018-2020) với mục tiêu đánh giá đa dạng sinh học và tác động của môi trường đến hệ thực vật thuỷ sinh bậc cao. Các sinh cảnh ngập nước được chia thành 3 khu vực nước ngọt, nước lợ và nước mặn với 18 tuyến điều tra và 28 ô tiêu chuẩn. Kết quả về đa dạng thành phần loài thu được 58 loài thuộc 49 chi, 30 họ của 2 ngành là Dương xỉ (Pteridophyta) và Ngọc Lan (Magnoliophyta). Trong ngành Ngọc Lan có tỉ lệ thành phần loài giữa lớp Ngọc Lan và lớp Hành (M/L) là 0,65. Hệ thực vật thuỷ sinh ở khu vực nghiên cứu có các đặc trưng (1) cấu trúc bậc họ với tỉ lệ họ đơn loài rất cao (73,33%); (2) số lượng loài ở các sinh cảnh nước ngọt cao nhất; (3) tỉ lệ loài có tác dụng làm thuốc là 84,48%; (4) Dừa nước (Nypa fruticans) là loài xuất hiện ở tất cả các sinh cảnh với tần suất cao nhất; (5) Tỉ lệ A/F của các loài thuộc 3 sinh cảnh đều thuộc dạng phân bố Contagious; (6) Chỉ số đa dạng Shannon (H) ở sinh cảnh nước ngọt, nước lợ, nước nặm lần lượt là: 5:3,72:3,01. Môi trường tại đây khá ổn định và phù hợp với các nhóm cây thuỷ sinh nhiệt đới.
Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá thực trạng đa dạng nguồn tài nguyên cây làm thuốc ở Cù Lao Dung tỉnh Sóc Trăng, từ đó làm cơ sở cho việc sử dụng, quản lý và bảo tồn nguồn tài nguyên cây thuốc tại đây. Các phương pháp được sử dụng bao gồm PRA, điều tra thực địa, so sánh hình thái để phân loại và tra cứu các tài liệu chuyên ngành về cây làm thuốc. Kết quả đã xác định được 603 loài thuộc 418 chi của 134 họ trong 3 ngành thực vật. Ngành ngọc lan (Magnoliophyta) chiếm 97,18% tổng số loài, 96,41% tổng số chi và 89,55% tổng số họ khảo sát được. Ba loài có tên trong "Danh lục đỏ cây thuốc Việt Nam" (2006), "Sách đỏ Việt Nam" (2007) và Nghị định 06/2019/NĐ-CP. Các cây thuốc thu được thuộc 8 dạng sống và phân bố trong 7 sinh cảnh, hầu hết tìm thấy ở sinh cảnh vườn (vườn nhà, vườn cây ăn trái và vườn thuốc nam). Có 10 bộ phận của cây được sử dụng để chữa trị cho 36 nhóm bệnh. Có 25 loài cây thuốc được người dân địa phương sử dụng nhiều nhất.
scite is a Brooklyn-based organization that helps researchers better discover and understand research articles through Smart Citations–citations that display the context of the citation and describe whether the article provides supporting or contrasting evidence. scite is used by students and researchers from around the world and is funded in part by the National Science Foundation and the National Institute on Drug Abuse of the National Institutes of Health.
customersupport@researchsolutions.com
10624 S. Eastern Ave., Ste. A-614
Henderson, NV 89052, USA
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Copyright © 2025 scite LLC. All rights reserved.
Made with 💙 for researchers
Part of the Research Solutions Family.