Trong bài báo này, sự thay đổi của tần số dao động và dạng dao động của khung bê tông cốt thép dưới tác dụng của các cấp tải trọng khác nhau được khảo sát và đánh giá. Đầu tiên, lý thuyết về việc chẩn đoán hư hỏng kết cấu dựa trên sự thay đổi của tần số dao động và dạng dao động được trình bày. Tiếp theo, một mô hình phần tử hữu hạn cho khung bê tông cốt thép được mô phỏng bằng phần mềm ANSYS. Các trường hợp hư hỏng được khảo sát là các mức độ hư hỏng trong khung tương ứng với các cấp tải trọng khác nhau. Độ tin cậy của kết quả mô phỏng được kiểm chứng bằng việc so sánh với kết quả thực nghiệm. Cuối cùng, sự xuất hiện của hư hỏng trong khung dưới các cấp tải trọng được cảnh báo chính xác dựa vào sự thay đổi của tần số dao động và dạng dao động. Kết quả từ nghiên cứu cho thấy việc sử dụng các đặc trưng dao động để phát hiện hư hỏng trong khung bê tông cốt thép đạt được hiệu quả cao.
Bài báo khảo sát thực nghiệm hiệu quả gia cường bó hông của tấm sợi basalt (BFRP) đối với cột bê tông cốt thép (BTCT) bị ăn mòn chịu nén lệch tâm. Khảo sát thực nghiệm được tiến hành trên chín mẫu cột BTCT vớikích thước cỡ trung (200Ö200Ö800 mm) bị ăn mòn chịu nén lệch tâm. Các thông số khảo sát bao gồm ba mứcđộ ăn mòn cốt thép tính theo khối lượng (không ăn mòn, cốt đai bị ăn mòn 15% và cốt dọc không bị ăn mòn, và cốt đai và cốt dọc cùng bị ăn mòn 15%) và số lớp tấm BFRP gia cường bó hông (một lớp và ba lớp). Kết quảcho thấy hiệu quả gia cường đáng kể của tấm BFRP trong việc cải thiện khả năng chịu nén lệch tâm của cộtBTCT có cốt thép bị ăn mòn (lên đến 30%). Tấm BFRP ngăn chặn rất hiệu quả sự suy giảm khả năng chịu nénlệch tâm của cột gia cường gây nên bởi sự ăn mòn của cốt thép (lên đến 80%). Ăn mòn cốt thép làm giảm hiệuquả của tấm BFRP trong việc cải thiện mức độ hấp thụ năng lượng và độ dẻo dai của cột cũng như làm giảmbiến dạng cuối cùng của tấm BFRP.
Bài báo trình bày một ứng dụng của phương pháp mô phỏng tính toán động lực học lưu chất (CFD) trong việc xác định thành phần tĩnh của tải trọng gió tác dụng lên tòa nhà, đặc biệt trong các trường hợp nhà có hình dạng mặt bằng phức tạp và mặt đứng thay đổi theo chiều cao. Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự chênh lệch đáng kể về thành phần tĩnh của tải trọng gió giữa mô phỏng CFD và tính toán theo TCVN 2737-1995. Đặc biệt, phương pháp CFD có thể dự đoán được thành phần lực ngang gió mà TCVN 2737-1995 chưa đề cập đến. Bài báo cũng nêu ra ảnh hưởng lớn của các công trình lân cận đến kết quả phân tích gió tĩnh, điều chưa thấy đề cập rõ trong các tiêu chuẩn thiết kế Việt Nam hiện hành. Bài báo trình bày một ứng dụng của phương pháp mô phỏng tính toán động lực học lưu chất (CFD) trong việc xác định thành phần tĩnh của tải trọng gió tác dụng lên tòa nhà, đặc biệt trong các trường hợp nhà có hình dạng mặt bằng phức tạp và mặt đứng thay đổi theo chiều cao. Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự chênh lệch đáng kể về thành phần tĩnh của tải trọng gió giữa mô phỏng CFD và tính toán theo TCVN 2737-1995. Đặc biệt, phương pháp CFD có thể dự đoán được thành phần lực ngang gió mà TCVN 2737-1995 chưa đề cập đến. Bài báo cũng nêu ra ảnh hưởng lớn của các công trình lân cận đến kết quả phân tích gió tĩnh, điều chưa thấy đề cập rõ trong các tiêu chuẩn thiết kế Việt Nam hiện hành. Từ khóa: thành phần tĩnh của tải trọng gió; mô phỏng CFD; gió ngang; tòa nhà.
Bài báo xác định độ nghiêng của thanh chống nén của mô hình giàn góc thay đổi cho dầm bê tông cốt thép gia cường bê tông cốt sợi dệt TRC chịu uốn thông qua phương pháp bán phân tích được đề xuất. Một đơn vị giàn được sử dụng để phân tích dầm bê tông cốt thép gia cường TRC theo nguyên lý công ảo. Sáu dầm bê tông cốt thép có tỷ lệ a/d = 3.18 và được gia cường TRC theo nhiều cách khác nhau. So sánh kết quả thu được từ mô hình giàn ảo đề xuất với kết quả thí nghiệm của sáu dầm để khảo sát độ tin cậy của mô hình giàn ảo. Kết quả cho thấy góc nghiêng của thanh chống nén trong mô hình giàn góc khá giống góc nứt trong thí nghiệm.
Tóm tắt Bài báo này trình bày một nghiên cứu thực nghiệm về ứng xử chọc thủng của liên kết sàn bê tông ứng suất trước (BTUST) – cột thép nhồi bê tông (CFT) sử dụng chi tiết liên kết dạng bản đối với nút liên kết cột giữa. Chương trình thực nghiệm được thực hiện trên bốn mẫu kích thước lớn, gồm ba mẫu liên kết sàn BTUST – cột CFT và một mẫu liên kết sàn BTUST – cột bê tông cốt thép (BTCT) truyền thống dùng để đối chứng. Các mẫu sàn dùng cáp căng loại không bám dính. Kết quả thực nghiệm cho thấy các mẫu liên kết sàn BTUST – cột CFT sử dụng chi tiết liên kết thép bản đều có khả năng kháng chọc thủng và chỉ số hấp thụ năng lượng lớn hơn so với của liên kết sàn BTUST – cột BTCT truyền thống; nhưng, khả năng biến dạng và độ dẻo của chúng lại lớn hơn đáng kể (lần lượt lên tới 39% và 25%). Ở giai đoạn trước khi nứt, các mẫu sàn BTUST – cột CFT có độ cứng K1 lớn hơn từ 13% đến 21% so với mẫu sàn BTUST – cột BTCT; tuy nhiên, bị suy giảm đến 13% so với của mẫu sàn BTUST – cột BTCT ở giai đoạn sau nứt. Hình dạng bản gối ảnh hưởng không đáng kể đến khả năng kháng chọc thủng, độ cứng cũng như độ dẻo dai và chỉ số hấp thụ năng lượng của mẫu
scite is a Brooklyn-based organization that helps researchers better discover and understand research articles through Smart Citations–citations that display the context of the citation and describe whether the article provides supporting or contrasting evidence. scite is used by students and researchers from around the world and is funded in part by the National Science Foundation and the National Institute on Drug Abuse of the National Institutes of Health.
customersupport@researchsolutions.com
10624 S. Eastern Ave., Ste. A-614
Henderson, NV 89052, USA
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Copyright © 2025 scite LLC. All rights reserved.
Made with 💙 for researchers
Part of the Research Solutions Family.