Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá kết quả bước đầu phương pháp nút mạch hóa chất siêu chọn lọc trong điều trị ung thư biểu mô tế bào gan (UTBMTBG) tại Bệnh viện K từ tháng 9 năm 2021 đến tháng 6 năm 2022. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp thực nghiệm lâm sàng không đối chứng trên 50 bệnh nhân chẩn đoán xác định ung thư biểu mô tế bào gan được can thiệp nút mạch hóa chất siêu chọn lọc. Kết quả: Số lần can thiệp trung bình đối tượng nghiên cứu: 1,44 ± 0,58 lần, đa số can thiệp 1 lần 60,0%. Nồng độ AFP và kích thước khối u tại các thời điểm theo dõi sau 1 tháng, 3 tháng giảm rõ rệt (p < 0,05 và p < 0,01). Đáp ứng khối u theo mRECIST: Sau can thiệp 1 tháng và 3 tháng tỷ lệ đáp ứng 84%, bệnh tiến triển PD 4,0%. Các yếu tố liên quan tới tỷ lệ đáp ứng khối u theo mRECIST: nồng độ AFP trước can thiệp, kích thước khối u và độ trào TMC trong quá trình can thiệp (p < 0,05). Hội chứng tắc mạch sau can thiệp: đau nhẹ 54%, không đau 46,0%. Các triệu chứng khác: mệt mỏi 48,0%; sốt 38,0%, nôn 12,0%. Không ghi nhận trường hợp tử vong hoặc biến chứng nặng trên các cơ quan trong quá trình can thiệp và ngay sau can thiệp. Kết luận: Kỹ thuật nút mạch hóa chất siêu chọn lọc tương đối an toàn, ít tai biến, biến chứng và đạt hiệu quả cao trong điều trị ung thư biểu mô tế bào gan.
Mục tiêu: Nghiên cứu giá trị của phân loại Lung-RADS trên cắt lớp vi tính (CLVT) với nốt mờ đơn độc trong chẩn đoán ung thư phổi. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu thực hiện trên 42 bệnh nhân được chụp cắt lớp vi tính phổi có nốt mờ đơn độc được phân phân loại Lung-RADS (LR), đến khám và điều trị tại bệnh viện K từ tháng 10/2021 đến tháng 8/2022. Người bệnh được sinh thiết xuyên thành dưới hướng dẫn CLVT hoặc phẫu thuật rồi tiến hành đối chiếu kết quả giải phẫu bệnh, từ đó xác định giá trị dự đoán ung thư phổi của phân loại LR4B và độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị dự đoán dương tính, giá trị dự đoán âm tính của phân loại PI-RADS với nốt mờ đơn độc trong chẩn đoán ung thư phổi. Kết quả: 42 bệnh nhân có tỷ lệ nam giới 54,2%, độ tuổi trung bình 61, với triệu chứng khó thở chiếm 42,9%, được xét nghiệm CEA và CYFRA có kết quả trung bình 8,17 và 3,27ng/ml. Trên CLVT, nốt mờ có vị trí hay gặp nhất tại thùy trên phổi phải chiếm 28,6%, đường kính trung bình 17,98mm, với đường bờ nham nhở 64,3% và tính chất nốt đặc 83,3%. Giá trị dự đoán ung thư phổi của phân loại LR4B là 100%. Độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị dự đoán dương tính, giá trị dự đoán âm tính của phân loại Lung-RADS trong chẩn đoán ung thư phổi là 92,6%, 90,7%, 90,5% và 92,8%. Kết luận: Phân loại Lung-RADS trên CLVT có độ nhạy và độ đặc hiệu rất cao với nốt mờ đơn độc trong chẩn đoán ung thư phổi.
Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và hình ảnh học trên bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan được can thiệp nút mạch hóa chất siêu chọn lọc tại Bệnh viện K Tân Triều (từ 9/2021- 6/2022). Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp thực nghiệm lâm sàng không đối chứng trên 50 bệnh nhân chẩn đoán xác định ung thư biểu mô tế bào gan được can thiệp nút mạch hóa chất siêu chọn lọc. Kết quả: (1) Tuổi trung bình đối tượng nghiên cứu 61,56 ± 9,57; tỷ lệ nam/nữ: 11,5/1; tiền sử viêm gan B 82%. (2) Tỷ lệ AFP trước can thiệp < 20ng/ml chiếm 40,0%. (3) Đặc điểm hình ảnh học: Khối u thùy gan phải (78,0%), tổn thương 01 khối 68,0%, kích thước khối u trung bình 27,58 ± 11,28 mm; 98,0% giảm tỷ trọng ngấm thuốc mạnh trên cắt lớp vi tính 72,0%; tăng sinh mạch mức độ nhiều trên DSA là 74,0%. (4) Nguồn mạch nuôi khối u: xuất phát từ động mạch gan phải 78,0%, từ các động mạch ngoài gan; ĐM dưới hoành phải 12,0%. Kết luận: Tuổi mắc bệnh ung thư gan đa số là trung niên, nam giới chiếm tỷ lệ, có tiền sử mắc viêm gan B, tỷ lệ không nhỏ không tăng AFP trước can thiệp. Khối u đa số ở thùy gan phải, giảm tỷ trọng và ngấm thuốc mạnh, tăng sinh mạch mức độ nhiều trên CLVT và DSA. Nguồn mạch nuôi khối u: đa số động mạch gan phải, từ động mạch ngoài gan thường gặp ĐM dưới hoành phải.
Mục tiêu: Nghiên cứu giá trị của phân loại PI-RADS trên cộng hưởng từ (MRI) với các tổn thương khu trú trong chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt (UT TTL). Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu thực hiện trên 10 bệnh nhân được chụp cộng hưởng từ tuyến tiền liệt có tổn thương khu trú theo phân phân loại PI-RADS (PR), đến khám và điều trị tại bệnh viện K từ tháng 8/2020 đến tháng 7/2021. Người bệnh được sinh thiết hệ thống tuyến tiền liệt dưới hướng dẫn siêu âm đường trực tràng và tiến hành đối chiếu kết quả giải phẫu bệnh, từ đó xác định giá trị dự đoán UT TTL của từng phân loại PI-RADS và độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị dự đoán dương tính, giá trị dự đoán âm tính của phân loại PI-RADS với các tổn thương khu trú trong chẩn đoán UT TTL. Kết quả: 10 bệnh nhân có độ tuổi trung bình 71, với triệu chứng tiểu khó chiếm 60%, được thăm khám trực tràng thấy nhân khu trú với tỷ lệ 80%, với xét nghiệm PSA toàn phần có kết quả trung bình 35,48 ng/ml. Trên MRI, thể tích trung bình tuyến tiền liệt 55g. Vị trí tổn thương hay gặp nhất tại vùng chuyển tiếp trái phần thân chiếm 50%. Giá trị dự đoán UT TTL của từng phân loại từ PI-RADS 1 đến PI-RADS 5 lần lượt là 0%, 0%, 0%, 100% và 100%. Độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị dự đoán dương tính, giá trị dự đoán âm tính của phân loại PI-RADS khi tính riêng PR4 hay PR5 trong chẩn đoán UT TTL đều là 100%. Kết luận: Phân loại PI-RADS trên MRI có độ nhạy và độ đặc hiệu rất cao với các tổn thương khu trú trong chẩn đoán UT TTL.
scite is a Brooklyn-based organization that helps researchers better discover and understand research articles through Smart Citations–citations that display the context of the citation and describe whether the article provides supporting or contrasting evidence. scite is used by students and researchers from around the world and is funded in part by the National Science Foundation and the National Institute on Drug Abuse of the National Institutes of Health.
customersupport@researchsolutions.com
10624 S. Eastern Ave., Ste. A-614
Henderson, NV 89052, USA
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Copyright © 2025 scite LLC. All rights reserved.
Made with 💙 for researchers
Part of the Research Solutions Family.