Tự đánh giá sức khỏe cá nhân là một đánh giá đơn giản nhưng toàn diện về mọi mặt của sức khỏe. Nghiên cứu này nhằm muc tiêu mô tả kết quả tự đánh giá sức khỏe cá nhân và một số yếu tố ảnh hưởng của người dân từ 40 tuổi trở lên trên địa bàn tỉnh Hà Nam năm 2019. Nghiên cứu khảo sát trên 615 đối tượng dựa trên thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang. Kết quả cho thấy hầu hết đối tượng cho rằng sức khỏe tổng quát của mình thuộc mức Tốt (56,91%) đến Rất tốt (31,38%). Những đối tượng nghiên cứu có thẻ bảo hiểm y tế thì tự đánh giá sức khỏe tổng quát tốt hơn 2,37 lần nhóm đối tượng không có thẻ bảo hiểm y tế (OR=2,37; 95%CI: 1,21; 4,64). Nhóm đối tượng tự khai báo không bị tăng huyết áp tự đánh giá sức khỏe tốt gấp 2 lần nhóm tự khai báo bị tăng huyết áp (OR=2,00; 95%CI: 1,03; 3,90). Nghiên cứu chỉ ra rằng kết quả tự đánh giá tốt về sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần, sức khỏe xã hội, chất lượng cuộc sống và tự đánh giá sức khỏe nói chung chiếm ưu thế. Kết quả tự đánh giá sức khỏe cá nhân nói chung bị ảnh hưởng bởi các đặc điểm trình độ học vấn, việc sư dung bảo hiểm y tế và việc tự khai báo tiền sư bệnh tăng huyết áp, bị đau đầu.
Việt Nam đang dần bước vào giai đoạn già hóa dân số nên vấn đề chất lượng cuộc sống của nhóm tuổi lão hóa là vấn đề cần được quan tâm. Hiện nay đã có nhiều nghiên cứu về chất lượng cuộc sống của người cao tuổi, tuy nhiên lão hóa là một quá trình, bắt đầu ngay từ giai đoạn tuổi trung niên. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu nhằm mục đích mô tả thực trạng chất lượng cuộc sống của người dân từ 40 tuổi trở lên tại Hà Nam, và phân tích các yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống của người dân. Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện bằng việc phỏng vấn trực tiếp 847 đối tượng từ 40 tuổi trở lên tại Hà Nam, dựa trên bộ câu hỏi cấu trúc có sẵn. Kết quả cho thấy tỉ lệ người dân đánh giá chất lượng cuộc sống ở mức tốt trở lên đạt 65,5%. Chất lượng cuộc sống có mối tương quan thuận với tiếp cận truyền thông giáo dục sức khỏe từ nhân viên y tế và hỗ trợ xã hội từ bạn bè. Ngược lại, đối tượng mắc bệnh mạn tính, lo âu, stress có chất lượng cuộc sống thấp hơn.
Hội chứng rối loạn phổ tự kỷ (ASD) là một rối loạn phát triển ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp và hành vi, xuất hiện ngay từ khi còn nhỏ và đang có dấu hiệu gia tăng trên phạm vi toàn thế giới. Phát hiện sớm ASD là một việc cần thiết để đưa ra các phương pháp điều trị, cải thiện các triệu chứng và khả năng hoạt động cho trẻ bị tự kỷ. Chúng tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm mô tả thực trạng kiến thức về phát hiện sớm trẻ tự kỷ của giáo viên tại một số trường mầm non trên địa bàn Hà Nội. Nghiên cứu cắt ngang được thực hiện trên 208 đối tượng là giáo viên mầm non tại Hà Nội. Kết quả cho thấy kiến thức về phát hiện sớm trẻ tự kỷ còn chưa tốt, ít hơn 50% giáo viên trả lời đúng một nửa số câu hỏi (TB = 9,9; ĐLC = 4,3). Giáo viên có số năm kinh nghiệm lớn hơn 10 năm có kiến thức về phát hiện sớm trẻ tư kỷ tốt hơn nhóm giáo viên có số năm kinh nghiệm ít hơn 10 năm (Coef = 4,2; 95%CI = 3,0; 5,5). Giáo viên có trình độ học vấn càng cao thì kiến thức về phát hiện sớm càng tốt, ngoài ra việc được đào tạo để giáo dục trẻ tự kỷ có tác động tích cực đến kiến thức về phát hiện sớm trẻ tự kỷ.
scite is a Brooklyn-based organization that helps researchers better discover and understand research articles through Smart Citations–citations that display the context of the citation and describe whether the article provides supporting or contrasting evidence. scite is used by students and researchers from around the world and is funded in part by the National Science Foundation and the National Institute on Drug Abuse of the National Institutes of Health.
customersupport@researchsolutions.com
10624 S. Eastern Ave., Ste. A-614
Henderson, NV 89052, USA
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Copyright © 2025 scite LLC. All rights reserved.
Made with 💙 for researchers
Part of the Research Solutions Family.