Đánh giá vai trò của các dấu hiệu trên cắt lớp vi tính đa dãy (CLVT) trong xác định vị trí thủng ở bệnh nhân thủng tạng rỗng. 127 bệnh nhân (BN) được chẩn đoán xác định thủng tạng rỗng trong phẫu thuật, được chụp CLVT ổ bụng tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức từ 07/2021 đến 06/2022. Kết quả, thủng dạ dày - hành tá tràng thường gặp khí dưới vòm hoành - 90% với Se: 90%, NPV: 91,7%, OR = 9,2 (95%CI: 3,0 - 28,1, p < 0,01), khí quanh dây chằng liềm/tròn 67,5% với NPV: 81,4%, OR = 3,9 (95%CI: 1,8 - 8,7, p < 0,05), khí quanh khoảng cửa 42,5% với Sp: 85,1%, NPV: 76,3%, OR = 4,2, (95%CI: 1,8 - 9,9, p < 0,05), khí trên mạc treo đại tràng ngang 100% với Se: 100%, NPV: 100% (p < 0,05). Lượng khí tự do ổ bụng trong thủng dạ dày-tá tràng là nhiều hơn (trung bình là 11,38mm) so với các vị trí khác (p < 0,05). Thủng đại tràng sigma - trực tràng thường gặp khí trong tiểu khung 78,6% (Se: 78,6%, Sp: 84,8%, NPV: 93,3%, Acc: 83,4%, p < 0,05) và bóng khí lân cận (Se: 92,9%, NPV: 94,4%, Acc: 47,3%). Như vậy, các dấu hiệu trên CLVT có thể giúp chẩn đoán xác định vị trí lỗ thủng trong thủng tạng rỗng, đặc biệt là thủng dạ dày-tá tràng hoặc sigma-trực tràng.
Mục tiêu: nghiên cứu sự liên quan giữa điểm vôi hoá và mức độ hẹp động mạch vành trên CLVT 256 dãy. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 150 BN chẩn đoán bệnh mạch vành được chụp CLVT 256 dãy động mạch vành tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức từ 1/7 đến 30/7/2020. Kết quả: gồm 75 nam và 75 nữ. Tuổi trung bình là 65,1±11,92. Có 86/150(57,3%) BN có vôi hoá mạch vành với điểm vôi hoá trung bình là 351,2±529,47 (từ 1- 2652 điểm). Điểm vôi hóa trung bình của các BN<60 tuổi là 46,5±144,35 và của các BN ≥ 60 tuổi là 274,2±504.28 (P=0,003). Điểm vôi hóa trung bình của các BN hẹp mạch vành ≥50% là 691,9±674,61 và hẹp <50% là 117,4±173,58 (p<0,001). Đường cong ROC biểu thị liên quan điểm vôi hoá và mức độ hẹp mạch vành ≥50% có diện tích dưới đường cong (AUC) là 0,829 (95%CI: 0,740 -0,919) với p<0,001. Điểm vôi hoá cut-off=196 điểm với Sensitivity=0,706 và 1-Specificity=0,173. Kết luận: Điểm vôi hóa mạch vành liên quan đến mức độ hẹp nên có khả năng dự báo nguy cơ tai biến do bệnh mạch vành trong tương lai.
Đặt vấn đề: Với sự gia tăng sử dụng chất làm đầy axit hyaluronic (HA) trong thẩm mỹ trên toàn thế giới, các biến chứng tắc mạch nghiêm trọngnhư mù mắt, liệt nửa người, hoại tử da ngày càng tăng. Nó có thể để lại các di chứng trầm trọng ảnh hưởng đến chức năng và thẩm mỹcủa bệnh nhân (BN). Theo y văn thế giới số ca cứu được một phần thị lực từ chỗ mù hoàn toàn cũng chỉ có 2-3ca. Đối tượng và phương pháp: Chúng tôi báo cáo một trường hợp BN bị mất thị lực toàn bộ, thiếu máu da đe dọa hoại tử trán mũi, sụp mi ngay sau tiêm HA tạo hình mũi trái phép tại Spa. BN đã được điều trị cấp cứu tối khẩn cấp đa chuyên khoa, phối hợp đa phương thức cùng với can thiệp mạch, tiêm thuốc giải Hyaluronidase trực tiếp vào lòng động mạch mắt 2 lần. Kết quả: từ chỗ mất thị lực toàn bộ 2 lần, thị lực BN hồi phục đến 20/200, BN có thể đọc sách, điện thoại vàcũng có thể nhìn rõ đồ vật từ khoảng cách 5m. Kết luận: Qua ca bệnh thành công đầu tiên của Việt Nam chúng tôi nhận thấy mô hình đa phương thức, phối hợp đa chuyên khoa Tạo hình Thẩm mỹ, Mắt, Chẩn đoán hình ảnh, can thiệp mạch và Hồi sức có thể là giải pháp điều trị các biến chứng nghiêm trọng này một cách tối ưu nhất.
Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm mô tả các đặc điểm của các u trong ống sống (UTOS) trên cộng hưởng từ (CHT). Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang với 49 bệnh nhân UTOS được chụp CHT cột sống và phẫu thuật tại bệnh viện Việt Đức từ tháng 7/2019 đến 9/2020. Kết quả: UTOScó độ tuổi trung bình là 47,2± 16,8, lứa tuổi 51-60 hay gặp nhất,chiếm 26,5%. Các khối u ngoài tuỷ hay gặp, chiếm 87,8%. Loại u hay gặp nhất là u bao dây thần kinh (Neurinoma) chiếm 38,8% và u màng tuỷ (Meningioma) với 20,4%. Trên CHT, vị trí u hay gặp nhất là vùng cột sống ngực với 40,8%. Kích thước trung bình của u là 35,9±33,5mm. Có 95,9% u có ranh giới rõ, 87,8% u chèn ép tủy sống và hoặc rễ thần kinh ngang mức. Khối u đồng tín hiệu trên T1W là 51% và u tăng tín hiệu trên T2W là 40,8%, có 93,9% khối u ngấm thuốc sau tiêm. Kết luận. CHT có giá trị trong phát triện vị trí, kích thước, mức độ chèn ép thần kinh và gợi ý nguồn gốc mô bệnh học của UTOS.
Bất thường xuất phát của động mạch vành phải từ xoang vành trái là một dị tật bẩm sinh hiếm gặp. Động mạch vành phải xuất phát bất thường chạy giữa động mạch chủ và động mạch phổi nên bị chèn ép khi hoạt động gắng sức có thể gây nên các triệu chứng lâm sàng như ngất xỉu, nhồi máu cơ tim hay đột tử. Chẩn đoán bệnh thường dựa trên hình ảnh cắt lớp vi tính mạch vành. Đa số các trường hợp được điều trị bảo tồn. Điều trị phẫu thuật hoặc can thiệp nội mạch được chỉ định đối với các trường hợp có nguy cơ. Chúng tôi trình bày hai trường hợp có bất thường xuất phát động mạch vành phải từ xoang vành trái phát hiện tình cờ khi chụp cắt lớp vi tính mạch vành và điểm y văn về quan điểm chẩn đoán và điều trị đối với dị tật này.
scite is a Brooklyn-based organization that helps researchers better discover and understand research articles through Smart Citations–citations that display the context of the citation and describe whether the article provides supporting or contrasting evidence. scite is used by students and researchers from around the world and is funded in part by the National Science Foundation and the National Institute on Drug Abuse of the National Institutes of Health.
customersupport@researchsolutions.com
10624 S. Eastern Ave., Ste. A-614
Henderson, NV 89052, USA
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Copyright © 2025 scite LLC. All rights reserved.
Made with 💙 for researchers
Part of the Research Solutions Family.