Mục tiêu: mô tả một số đặc điểm lâm sàng, đặc điểm chẩn đoán hình ảnh và kết quả điều trị can thiệp nội mạch trên bệnh nhân rò động mạch cảnh xoang hang chấn thương (RĐMCXHCT). Phương pháp: Thiết kế nghiên cứu loạt ca, hồi cứu bệnh án của 74 bệnh nhân RĐMCXHCT được điều trị bằng can thiệp nội mạch (CTNM) dùng vòng xoắn kim loại tại Bệnh viện Chợ Rẫy từ 01/2019 đến 06/2021. Hiệu quả và độ an toàn được đánh giá bằng các biến số: tắc hoàn toàn, tắc bán phần, cải thiệm lâm sàng, bảo tồn động mạch cảnh, biến chứng thủ thuật, tái phát trong 3 tháng theo dõi sau can thiệp. Kết quả: bệnh nhân (BN) có cải thiên lâm sàng đạt được 73/74 BN (98,6%), trong đó tắc hoàn toàn 67 BN, tắc bán phần 6 BN và ca thất bại điều trị 1 BN. Bảo tồn được động mạch cảnh là 69/74 BN (93,2%). Biến chứng liên quan thủ thuật với 2 BN thiếu máu não thoáng qua, 1 BN có hình ảnh xâm nhập coil vào lòng động mạch cảnh và 1 BN yếu nửa người bên trái. Không có trường hợp nào tái phát hay tử vong trong 3 tháng theo dõi sau can thiệp. Kết luận: Can thiệp nội mạch dùng vòng xoắn kim loại là một phương pháp an toàn và hiệu quả cao để điều trị RĐMCXHCT. Phương pháp này tăng khả năng bảo tồn động mạch cảnh.
Mở đầu: Đột quỵ là nguyên nhân tử vong thứ hai trên Thế giới, hiện nay có nhiều kỹ thuật can thiệp nội mạch để điều trị đột quỵ thiếu máu não cấp (ĐQTMNC). Kỹ thuật hút huyết khối trực tiếp bằng ống thông (ADAPT) là một phương pháp đơn giản, nhanh chóng để đạt được kết quả tái thông và kết cục lâm sàng tốt bằng cách sử dụng ống thông hút huyết khối lòng rộng để điều trị ĐQTMNC do tắc động mạch não lớn (TĐMNL). Mục tiêu: Để đánh giá tính an toàn và hiệu quả của kỹ thuật ADAPT trong điều trị ĐQTMNC do TĐMNL ở bệnh viện Chợ Rẫy. Đối tượng và phương pháp: Phân tích hồi cứu tất cả các bệnh nhân ĐQTMNC được điều trị bằng kỹ thuật ADAPT tại Bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 01 năm 2017 đến tháng 01 năm 2021. Hiệu quả và độ an toàn được đánh giá bằng các biến số: tỷ lệ tái thông mạch (thang điểm TICI), thời gian tái thông, biến chứng thủ thuật và kết cục lâm sàng (thang điểm Rankin sửa đổi [mRS]) ở thời điểm 90 ngày. Kết quả: Có 140 bệnh nhân ĐQTMNC được điều trị bằng kỹ thuật ADAPT với điểm NIHSS trung bình lúc nhập viện là 19,1 và được cải thiện về 8,9 khi xuất viện. Thời gian trung bình từ lúc chọc động mạch đến tái thông mạch là 34,9 phút. Tỷ lệ tái thông mạch TICI 2b-3 đạt được ở 116/140 (82,9%) bệnh nhân, kết cục lâm sàng tốt (mRS 0–2) đạt được ở 62/140 (44,3%) bệnh nhân, và tỷ lệ tử vong là 24/140 (17,1%) trong thời gian theo dõi. Kết luận: Kỹ thuật ADAPT sử dụng ống thông hút huyết khối lòng rộng là một phương pháp nhanh chóng, đơn giản, an toàn và hiệu quả để điều trị ĐQTMNC tại bệnh viện Chợ Rẫy.
Mở đầu: Các kỹ thuật lấy huyết khối cơ học (LHKCH) chính gồm: lấy huyết khối bằng stent (LHKBS), hút huyết khối bằng ống thông (ADAPT) và kỹ thuật Solumbra (kết hợp hút huyết khối bằng ống thông và lấy huyết khối bằng stent), có thể chuyển đổi cho nhau. Mục đích của nghiên cứu này là báo cáo hiệu quả tăng thêm của việc chuyển đổi kỹ thuật từ ADAPT sang Solumbra ở những bệnh nhân đột quỵ tái thông mạch không thành công. Phương pháp nghiên cứu: Đây là một báo cáo loạt ca, hồi cứu, đơn trung tâm, tất cả các bệnh nhân nhập Bệnh viện Chợ Rẫy và được can thiệp nội mạch bằng kỹ thuật ADAPT và Solumbra trong thời gian từ 01/2019 đến 12/2021. Ở 103/137 (75,2%) bệnh nhân, ADAPT được sử dụng như kỹ thuật đầu tay. Chuyển đổi kỹ thuật được định nghĩa là sự khác biệt giữa kỹ thuật đầu tiên được áp dụng và kỹ thuật cuối cùng. Sự tái thông mạch được đánh giá bằng thang điểm TICI với thành công được xác định là TICI ≥ 2b. Thời gian thủ thuật và thời gian tái tưới máu được ghi nhận. Kết quả: Đột quỵ liên quan tuần hoàn trước ở 86/103 (83,5%) bệnh nhân và tuần hoàn sau ở 17/103 (16,5%) bệnh nhân. ADAPT là kỹ thuật đầu tiên, phổ biến nhất so với cả LHKBS và Solumbra (ADAPT là 103/137 (75,2%), so với LHKBS là 15/137 (10,9%), và Solumbra là 19/137 (13,9%)). Ở 21/103 (20,4%) bệnh nhân thực hiện kỹ thuật ADAPT, TICI ≤ 2a cần chuyển sang Solumbra. Số lần lấy huyết khối trung bình trước chuyển đổi là 2,0 ± 1,3. ADAPT chuyển sang Solumbra giúp cải thiện tái thông mạch thành công 14,6% (71/103 (68,9%) so với 86/103 (83,5%). Thời gian thủ thuật cao hơn đối với chuyển đổi kỹ thuật so với ADAPT (63,3 phút so với 39,3 phút; mặc dù, thời gian tái tưới máu là tương tự (332,4 phút so với 317,4 phút). Kết luận: Tái thông mạch thành công được cải thiện 14,6% sau khi chuyển đổi từ ADAPT sang Solumbra (TICI sau cùng ≥ 2b là 83,5%).
scite is a Brooklyn-based organization that helps researchers better discover and understand research articles through Smart Citations–citations that display the context of the citation and describe whether the article provides supporting or contrasting evidence. scite is used by students and researchers from around the world and is funded in part by the National Science Foundation and the National Institute on Drug Abuse of the National Institutes of Health.
customersupport@researchsolutions.com
10624 S. Eastern Ave., Ste. A-614
Henderson, NV 89052, USA
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Copyright © 2025 scite LLC. All rights reserved.
Made with 💙 for researchers
Part of the Research Solutions Family.