Nghiên cứu được thực hiện để mô tả đặc điểm lâm sàng, siêu âm tim và kết quả phẫu thuật tứ chứng Fallot không van động mạch phổi trên 27 bệnh nhân được phẫu thuật tại Bệnh viện Nhi Trung ương từ năm 2015 đến năm 2023. Tuổi phẫu thuật có trung vị là 33 ngày (IQR 24-120 ngày). Cân nặng trung bình lúc phẫu thuật là 4,4±1,4 kg (1,9-8,5kg). SpO2 trung bình là 84 ± 5,4 %. Có 70,4% bệnh nhân suy tim và 85,2% bệnh nhân suy hô hấp trước phẫu thuật, trong đó 25,9% bệnh nhân suy hô hấp nặng phải thở máy. Sau phẫu thuật 1 tháng, không còn bệnh nhân nào biểu hiện suy tim, suy hô hấp nặng. Triệu chứng khò khè thở rít giảm từ 63 % trước phẫu thuật xuống còn 13% sau phẫu thuật 1 tháng (p < 0,05). Trên siêu âm tim, giãn lớn cả hai nhánh động mạch phổi phải và trái gặp ở 96,3% bệnh nhân với Zscore trung bình lần lượt là 6,16 ± 1,92 SD và 5,60 ± 1,76 SD. Sau phẫu thuật giá trị này lần lượt là 1,0 ± 1,58 SD và 1,48 ± 1,32 SD. Trước phẫu thuật, tỷ lệ hẹp phổi và hở phổi vừa và nặng lần lượt là 96,3% (26/27) và 100% (27/27), giảm xuống còn lần lượt là 8,7% (2/23) và 47,8% (11/23) sau phẫu thuật 1 tháng (p < 0,05). Thời gian theo dõi trung bình là 34 ± 27,2 tháng (2 - 82 tháng). Tỷ lệ tử vong sớm sau phẫu thuật là 14,8%. Tỷ lệ sống sót sau 5 năm là 80%. Tỷ lệ không phải mổ lại sau 2 năm và 5 năm lần lượt là 92,6% và 75,8%.
Mục tiêu: Đánh giá, phân tích, và tìm các yếu tố nguy cơ tiên lượng tử vong và các yếu tố nguy cơ tiên lượng mổ lại trong theo dõi lâu dài sau phẫu thuật sửa chữa triệt để tứ chứng Fallot tại Trung tâm Tim mạch-Bệnh viện Nhi Trung ương. Đối tượng-phương pháp nghiên cứu: Phân tích hồi quy đa biến logistic được sử dụng nhằm đánh giá các yếu tố nguy cơ tiên lượng tử vong và mổ lại đối với các bệnh nhân tử vong cũng như các bệnh nhân cần mổ lại trong theo dõi lâu dài sau phẫu thuật triệt để tứ chứng Fallot trong thời gian từ 2006-2020 tại Bệnh viện Nhi Trung ương.Kết quả:Tổng số 532 bệnh nhân được tiến hành phẫu thuật triệt để trong thời gian nghiên cứu. Có 399 bệnh nhân (75%) được bảo tồn vòng van ĐMP sau phẫu thuật sửa triệt để. Có 11 bệnh nhân (2.1%) tử vong sớm sau phẫu thuật, và 2 bệnh nhân (0.4%) tử vong muộn. Có 12 bệnh nhân (2.3%) cần mổ lại sau phẫu thuật với thời gian theo dõi trung bình sau phẫu thuật là 40.4 ± 26.27 tháng. Phân tích hồi quy đa biến cho thấy thời gian thở máy kéo dài (mỗi 3 giờ thở máy kéo dài thêm sau mổ) sau phẫu thuật là yếu tố nguy cơ tiên lượng có liên quan đến tử vong của bệnh nhân (OR=1.04; p=0.001). Các bệnh nhân có chênh áp qua đường ra thất phải >50mmHg là yếu tố nguy cơ tiên lượng cần phải mổ lại sau phẫu thuật (OR=108; p=0.001). Theo dõi lâu dài sau phẫu thuật cho thấy các bệnh nhân được bảo tồn vòng van ĐMP có tỷ lệ hở van ĐMP nặng-rất nặng và tỷ lệ dày thất phải sau phẫu thuật thấp hơn rõ rệt so với nhóm bệnh nhân phải sử dụng miếng vá xuyên qua vòng van ĐMP (p=0.0001 và p=0.023). Kết luận: Cai và rút máy thở sớm sau phẫu thuật có thể giúp làm giảm tỷ lệ tử vong sau phẫu thuật điều trị triệt để tứ chứng Fallot. Các bệnh nhân có chênh áp qua đường ra thất phải sau mổ >50mmHg nên được xử lý triệt để ngay trong phẫu thuật sửa toàn bộ tứ chứng Fallot nhằm làm giảm tỷ lệ mổ lại đối với bệnh tim bẩm sinh này.
Mục tiêu: Đánh giá kết quả sớm sau phẫu thuật một thì sửa chữa hai thất, bao gồm sửa chữa quai và eo động mạch chủ kèm theo vá lỗ thông liên thất, cho các bệnh nhân mắc bệnh tim bẩm sinh hẹp eo động mạch chủ kèm theo lỗ thông liên thất và có tổn thương hẹp đường ra thất trái cần phải can thiệp trong quá trình phẫu thuật. Đối tượng-phương pháp nghiên cứu: Từ tháng 12 năm 2013 đến tháng 10 năm 2020, các bệnh nhân được chẩn đoán hẹp eo-thiểu sản quai động mạch-thông liên thất có hẹp đường ra thất trái do vách nón lệch sau, được phẫu thuật tim hở 1 thì sửa chữa hai thất và phù hợp với tiêu chuẩn được tiến hành nghiên cứu hồi cứu. Kết quả: Có tổng số 43 bệnh nhân phù hợp với tiêu chuẩn được đưa vào nghiên cứu. Tuổi trung bình của các bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu là 37 ngày (IQR, 22-62), cân nặng trung bình của các bệnh nhân khi phẫu thuật là 3.7kg (IQR, 3.2-4.1). Có 29 bệnh nhân (67.4%) nam và 14 bệnh nhân nữ. Thời gian cặp động mạch chủ trung bình của nhóm nghiên cứu là 98.7 ± 26.3 phút, thời gian chạy máy trung bình là 135.6 ± 41.5 phút, thời gian tưới máu não chọn lọc trung bình là 32 ± 11.2 phút. Có 18 bệnh nhân (41.9%) được cắt vách nón, và 25 bệnh nhân (58.1%) được khâu kéo vách nón sang phải nhằm mở rộng đường ra thất trái. Không có bệnh nhân nào có tổn thương van động mạch chủ hoặc tổn thương đường dẫn truyền cần đặt máy tạo nhịp vĩnh viễn sau phẫu thuật. 2 bệnh nhân cần hỗ trợ ECMO sau phẫu thuật. Có 2 bệnh nhân (4.7%) trong nhóm nghiên cứu tử vong sớm tại bệnh viện sau phẫu thuật và 1 bệnh nhân (2.3%) tử vong muộn, tỷ lệ tử vong chung trong nhóm nghiên cứu là 7%. Có 2 bệnh nhân (5%) cần mổ lại do hẹp đường ra thất trái sau phẫu thuật, 1 bệnh nhân (2.5%) cần nong van ĐMC sau phẫu thuật trong thời gian theo dõi trung bình sau phẫu thuật là 1.5 năm (IQR, 0.6-4). Tỷ lệ sống sót và tỷ lệ sống sót không cần mổ lại sau phẫu thuật ở thời điểm 7 năm lần lượt là 88.5% và 88.5%. Kết luận: Phẫu thuật 1 thì sửa chữa hai thất điều trị bệnh hẹp eo động mạch chủ-thông liên thất và hẹp đường ra thất trái do vách nón lệch sau là an toàn và hiệu quả. Mổ lại do hẹp đường ra thất trái sau chiếm tỷ lệ thấp, tuy nhiên đây là nhóm bệnh nhân cần được tiếp tục theo dõi lâu dài sau phẫu thuật.
Mục tiêu: Đánh giá kết quả sớm phẫu thuật chuyển các tĩnh mạch phổi về nhĩ trái điều trị bệnh bất thường trở về tĩnh mạch phổi hoàn toàn thể dưới tim có tắc nghẽn tại Trung tâm Tim mạch-Bệnh viện Nhi Trung ương. Đối tượng-phương pháp nghiên cứu: Trong thời gian từ năm 2011 đến năm 2017, các bệnh nhân được phẫu thuật chuyển các tĩnh mạch phổi về tim trái trong bệnh bất thường trở về tĩnh mạch phổi hoàn toàn thể dưới tim có tắc nghẽn được tiến hành nghiên cứu hồi cứu. Kết quả: Có tổng số 20 bệnh nhân được thu thập vào nghiên cứu. Tỷ lệ nam/nữ là 13/7 bệnh nhân. Tuổi trung bình của các bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu là 16.25 ± 20.14 ngày (1-80 ngày), cân nặng trung bình của các bệnh nhân là 3.2 ± 0.87 kg (1.9-5.7 kg). Có 6 bệnh nhân (30%) nhập viện trong tình trạng sốc tim cần phẫu thuật cấp cứu, và 11 bệnh nhân (55%) cần hỗ trợ máy thở trước phẫu thuật. Thời gian cặp động mạch chủ trung bình trong nhóm nghiên cứu là 67.9 ± 24.7 phút (41-154 phút), thời gian chạy máy trung bình là 132.8 ± 41.5 phút (82-247 phút). Có 3 bệnh nhân (15%) cần để hở xương ức sau phẫu thuật. Có 1 bệnh nhân (5%) tử vong sau phẫu thuật, không có bệnh nhân nào cần mổ lại do hẹp miệng nối tĩnh mạch phổi nhĩ trái trong thời gian theo dõi. Kết luận: Kết quả sớm sau phẫu thuật chuyển các tĩnh mạch phổi về nhĩ trái điều trị bệnh bất thường trở về tĩnh mạch phổi hoàn toàn thể dưới tim có tắc nghẽn tại Bệnh viện Nhi Trung ương là khả quan. Cần một nghiên cứu có số lượng bệnh nhân lớn hơn và theo dõi dài hơn nhằm đánh giá chính xác kết quả điều trị bệnh tim bẩm sinh phức tạp này.
Mục tiêu: Kết quả trung hạn phẫu thuật chuyển vị động mạch đối với các bệnh nhân mắc bệnh chuyển gốc động mạch-vách liên thất nguyên vẹn và các yếu tố nguy cơ có liên quan tới tử vong sau phẫu thuật được đánh giá bởi nghiên cứu này.Đối tượng-phương pháp nghiên cứu: Trong thời gian từ tháng 4 năm 2010 đến tháng 12 năm 2016, tất cả các bệnh nhân chẩn đoán chuyển gốc động mạch-vách liên thất nguyên vẹn được phẫu thuật chuyển vị động mạchtại Trung tâm Tim mạch-Bệnh viện Nhi Trung ương được hồi cứu. Phân tích hồi quy đa biến tuyến tính được sử dụng nhằm đánh giá yếu tố nguy cơ tiên lượng tử vong sau phẫu thuật. Kết quả:Có tổng số 149 bệnh nhân liên tiếp phù hợp tiêu chuẩn được thu thập vào nghiên cứu. Tuổi phẫu thuật trung bình là 30,32±23,04ngày tuổi (3-163), cân nặng trung bình là 3,46 ±0,6 kg (2.1-6.0). 2 bệnh nhân được huấn luyện thất trái trước phẫu thuật do tình trạng tâm thất trái bé và mỏng.Thời gian cặp động mạch chủ trung bình là 113,47±28,61 phút, thời gian chạy máy 172,52±52,74phút. Có 3 bệnh nhân cần hỗ trợ ECMO sau phẫu thuật chuyển vị động mạch. Tử vong sớm sau phẫu thuật có 8 bệnh nhân (5.4%) và 3 bệnh nhân tử vong muộn (2%). Không cóbệnh nhân nào cần phải mổ lại do nguyên nhân tim mạch trong thời gian theo dõi trung bình là 22.88 ±17.48 tháng (0.5-84). Phân tích hồi quy đa biến cho thấy các bệnh nhân có nhiễm trùng hô hấp sau phẫu thuật (OR=22.1) và các bệnh nhân có nhiễm khuẩn huyết sau phẫu thuật (OR=51.9) là các yếu tố nguy cơ tiên lượng tử vong đối với nhóm bệnh nhân chuyển gốc động mạch-lành vách liên thất. Không có sự khác biệt về tỷ lệ tử vong giữa hai nhóm bệnh nhân sơ sinh và các bệnh nhân được phẫu thuật sau 1 tháng tuổi (p=0.484). Kết luận: Phẫu thuật chuyển vị động mạch điều trị cho các bệnh nhân chuyển gốc động mạch-vách liên thất nguyên vẹn tại Trung tâm Tim mạch-Bệnh viện Nhi Trung ương có kết quả rất tốt. Giảm tỷ lệ nhiễm trùng bệnh viện có thể giúp cải thiện hơn nữa tỷ lệ sống sót của bệnh nhân. Phẫu thuật chuyển vị động mạch thì đầu nên được cân nhắc và có thể thực hiện an toàn đối với từng trường hợp cụ thể, mặc dùphát hiện bệnh muộn.
scite is a Brooklyn-based organization that helps researchers better discover and understand research articles through Smart Citations–citations that display the context of the citation and describe whether the article provides supporting or contrasting evidence. scite is used by students and researchers from around the world and is funded in part by the National Science Foundation and the National Institute on Drug Abuse of the National Institutes of Health.
customersupport@researchsolutions.com
10624 S. Eastern Ave., Ste. A-614
Henderson, NV 89052, USA
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Copyright © 2025 scite LLC. All rights reserved.
Made with 💙 for researchers
Part of the Research Solutions Family.