Mục tiêu: Xác định căn nguyên nhiễm trùng ở bệnh nhân ghép thận trong năm đầu tiên sau ghép tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 từ năm 2016 đến năm 2021. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu theo dõi dọc trên 71 bệnh nhân ghép thận lần đầu tiên tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 từ 12/2016 đến 5/2022. Bệnh nhân được theo dõi định kỳ tại 5 thời điểm: 1 tháng (T1), 3 tháng (T3), 6 tháng (T6), 9 tháng (T9) và 12 tháng (T12). Kết quả: Tỷ lệ nhiễm vi khuẩn chiếm 38%, trong đó 23,9% nhiễm khuẩn tiết niệu, 8,4% nhiễm khuẩn hô hấp, và 5,6% nhiễm khuẩn tiêu hóa. Nhiễm khuẩn niệu ở tháng thứ 1 cao hơn có ý nghĩa thống kê so với tỷ lệ này ở tháng thứ 3, tháng thứ 6 và tháng thứ 9 sau ghép thận (Mc-Nemar test, p<0,05). Trong số 51 bệnh nhân (71,8%) có nhiễm ít nhất 1 trong 5 loại vi-rút, BKV và JCV (50,7% và 33,8%), CMV (60,6%), EBV (7,0%), HSV (4,2%). Tỷ lệ nhiễm vi-rút ở thời điểm tháng thứ 6 sau ghép thận cao hơn có ý nghĩa thống kê so với các thời điểm tháng 1, tháng 3, và tháng 12 sau ghép thận (Mc-Nemar test, p<0,05). Tỷ lệ nhiễm BKV tại tháng thứ 1 sau ghép thận thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với tỷ lệ này ở tháng thứ 6 và tháng thứ 9 sau ghép. Kết luận: Tỷ lệ nhiễm vi khuẩn chiếm 38,0%, trong đó chủ yếu là nhiễm khuẩn tiết niệu. Nhiễm khuẩn niệu chiếm tỷ lệ cao nhất ở tháng đầu tiên sau ghép. (đưa dòng dưới lên)Tỷ lệ nhiễm CMV, BKV, và JCV của bệnh nhân trong năm đầu tiên sau ghép thận là phổ biến, trong đó tỷ lệ nhiễm cao nhất ở tháng thứ 6 sau ghép.
Đặt vấn đề: Tràn dịch não cấp là một trong những biến chứng nguy hiểm của chảy máu dưới nhện. Hiện nay ở Việt Nam cũng như trên thế giới chưa có nhiều công trình nghiên cứu về các yếu tố tiên lượng bệnh của Tràn dịch não cấp sau chảy máu dưới nhện. Mục tiêu: Nghiên cứu các yếu tố tiên lượng bệnh của tràn dịch não cấp ở bệnh nhân chảy máu dưới nhện. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: bệnh nhân chảy máu dưới nhện có biến chứng tràn dịch não cấp điều trị tại Trung tâm Thần kinh, Bệnh viện Bạch Mai. Nghiên cứu mô tả cắt ngang, tiến cứu. Kết quả: Tuổi > 50 có tiên lượng xấu tăng 3,6 lần. Rối loạn ý thức có tiên lượng xấu hơn 3,1 lần so với bệnh nhân tỉnh. Di lệch đường giữa có tiên lượng xấu hơn bệnh nhân không có di lệch (OR 11,5). Giãn não thất mức độ nặng làm tăng nguy cơ xấu đi của bệnh (p < 0,05; OR 4,43). Kết luận: Tuổi cao, rối loạn ý thức, di lệch đường giữa, giãn não thất mức độ nặng là những yếu tố tiên lượng của bệnh
Năm 2020 là một năm đầy khó khăn, thách thức đối với ngành Y tế Việt Nam và thế giới khi phải chiến đấu với đại dịch COVID-19. Trong tình hình đó, các nhà khoa học Việt Nam vẫn nỗ lực không ngừng nghỉ, lần lượt chinh phục những đỉnh cao của y học, được giới chuyên môn trong nước và cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Tiêu biểu trong những thành tích đó là hai ca ghép chi thể được thực hiện tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (BV TWQĐ 108): Một ca ghép được thực hiện bằng cách sử dụng chi thể lấy từ người cho sống đầu tiên trên thế giới và một ca ghép hai cẳng bàn tay lấy từ người cho chết não lần đầu được thực hiện ở khu vực Đông Nam Á. Thông tấn xã Việt Nam đã bình chọn đây là một trong 10 sự kiện nổi bật của Việt Nam năm 2020. Thực hiện các nội dung của Đề án khoa học công nghệ “Tăng cường năng lực nghiên cứu để phát triển kỹ thuật ghép mô, bộ phận cơ thể người tại BV TWQĐ 108”, trong giai đoạn 2016 - 2021, Bệnh viện đã triển khai nhiều đề tài nghiên cứu ứng dụng, tập trung đào tạo đội ngũ nhân lực chất lượng cao, bổ sung nhiều trang thiết bị hiện đại, đồng bộ đảm bảo thực hiện thành công các kỹ thuật ghép mô, tạng. Tính đến tháng 3/2021, Bệnh viện TWQĐ 108 đã thực hiện thành công kỹ thuật ghép 7 loại mô, tạng khác nhau trên 316 bệnh nhân, bao gồm: Ghép tế bào gốc 130 ca, ghép tủy 16 ca, ghép giác mạc 18 ca, ghép phổi 03 ca, ghép thận 78 ca, ghép gan 70 ca, ghép chi thể 02 ca, lấy - ghép đa tạng từ người cho chết não 05 ca; chức năng các tạng sau ghép tốt, kéo dài thời gian và chất lượng sống cho bệnh nhân, mang lại nhiều giá trị khoa học và giá trị nhân văn sâu sắc. Hướng đi trọng tâm của Bệnh viện trong thời gian tới đó là tiếp tục phát triển các kỹ thuật ghép, triển khai thêm nhiều kỹ thuật khó như ghép mặt, ghép tụy, ghép ruột… nghiên cứu tạo nguồn mô tạng sinh học và vật liệu thay thế (công nghệ sao chép cơ quan 3D), tạng nhân tạo; kiểm soát vấn đề thải ghép; ứng dụng công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo trong ghép tạng; tăng cường công tác tổ chức- điều phối ghép tạng, xây dựng nhiều chương trình vận động và vinh danh người hiến tạng. Bài báo này tổng kết đánh giá các kết quả chính của quá trình triển khai nghiên cứu, ứng dụng kỹ thuật ghép mô, bộ phận cơ thể người của Bệnh viện TWQĐ 108 trong giai đoạn (2016-2021) - giai đoạn 1 của Đề án khoa học công nghệ “Tăng cường năng lực nghiên cứu để phát triển kỹ thuật ghép mô, bộ phận cơ thể người tại BV TWQĐ 108” và phương hướng phát triển kỹ thuật ghép tạng trong tương lai.
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân huyết khối tĩnh mạch não. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả tiến cứu, mô tả cắt ngang được thực hiện trên 32 bệnh nhân chảy máu dưới nhện điều trị tại Trung tâm Thần kinh, Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 6 năm 2021 đến tháng 7 năm 2022. Kết quả: Tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là 55,12 ± 14,33. Tỷ lệ nam/nữ là 1/3. Triệu chứng toàn phát nhức đầu thường gặp nhất (100%), buồn nôn và nôn (75%), gáy cứng và dấu hiệu kernig (68,8%), rối loạn ý thức (31,2%), co giật (6,2%), liệt nửa người (6,2%). Bệnh cảnh lâm sàng đa dạng, trong đó bệnh cảnh thường gặp nhất là đau đầu phối hợp nôn – buồn nôn, gáy cứng, dấu hiệu kernig chiếm 31,2%. Mức độ nặng lâm sàng đánh giá bằng thang điểm Hunt và Hess thường gặp nhất là mức độ 2 (56,5%), tiếp đó là mức độ 3 (25%), mức độ 1 (12,5%), mức độ 4 (6,2%). Đánh giá trên cận lâm sàng bằng thang điểm Fisher nhận thấy mức độ hay gặp nhất là Fisher 4 (37,5%). Hình ảnh cắt lớp vi tính 128 dãy cho thấy chảy máu dưới nhện do vỡ phình mạch não chiếm 65,6%, trong đó vỡ phình hình túi chiếm tỷ lệ cao nhất là 80,9%, vỡ phình hình thoi chiếm tỷ lệ ít hơn là 19,1%, chưa ghi nhân trường hợp chảy máu dưới nhện do thông động tĩnh mạch nào. Nghiên cứu cho thấy co thắt mạch phát hiện bằng siêu âm doppler xuyên sọ là cao nhất ở lần 2 được thực hiện trong vòng 6-8 ngày sau triệu chứng khởi phát với tỷ lệ là 50%. Co thắt mạch phát hiện ở lần siêu âm thứ nhất là 18,7%, lần siêu âm thứ ba là 12,5%. Kết luận: Triệu chứng lâm sàng của bệnh rất đa dạng và không đặc hiệu, triệu chứng đau đầu gặp trong tất cả bệnh nhân (100%), bên cạnh đó, buồn nôn và nôn (75%), gáy cứng và dấu hiệu kernig (68,8%), rối loạn ý thức (31,2%). Thang điểm Hunt và Hess đánh giá mức độ nặng trên lâm sàng thường gặp nhất là 2, tuy nhiên mức độ nặng trên cận lâm sàng đánh giá bằng thang điểm Fisher thường gặp nhất là 4. Chảy máu dưới nhện do vỡ phình mạch não chiếm 65,6%, đa số là phình hình túi. Co thắt mạch gặp ở 50% bệnh nhân vào ngày thứ 6 đến ngày thứ 8 của bệnh phát hiện bằng siêu âm doppler xuyên sọ
scite is a Brooklyn-based organization that helps researchers better discover and understand research articles through Smart Citations–citations that display the context of the citation and describe whether the article provides supporting or contrasting evidence. scite is used by students and researchers from around the world and is funded in part by the National Science Foundation and the National Institute on Drug Abuse of the National Institutes of Health.
customersupport@researchsolutions.com
10624 S. Eastern Ave., Ste. A-614
Henderson, NV 89052, USA
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Copyright © 2024 scite LLC. All rights reserved.
Made with 💙 for researchers
Part of the Research Solutions Family.