Nghiên cứu ứng dụng công cụ kiểm toán chất thải (KTCT) nhằm định lượng chất thải phát sinh của từng loại heo con, heo thịt và heo nái ở các trang trại huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước. Kết quả cho thấy: (1) mỗi heo thịt tiêu thụ mỗi ngày 2,32 kg cám, 3,24 lít nước uống, 26,33 lít nước rửa chuồng, thải 1,71 kg phân, 2,66 lít nước tiểu và 26,32 lít nước thải rửa chuồng; (2) heo con tiêu thụ 0,79 kg cám, 1,47 lít nước uống và 11,49 lít nước rửa chuồng, thải ra 0,22 kg phân, 0,72 lít nước tiểu và 11,49 lít nước thải rửa chuồng; (3) heo nái tiêu thụ 3,41 kg cám, 3,40 lít nước uống và 23,45 lít nước rửa chuồng, thải 2,13 kg phân, 2,61 lít nước tiểu và 23,45 lít nước thải rửa chuồng. Chất lượng nước thải ở 3 quy mô trang trại lần lượt dao động 812-2012 mg/l (TSS), 1123-1890 mg/l (BOD5), 2576-3025 mg/l (COD), 112-389 mg/l (TN), và 35,2-43,8 mg/l (TP). Căn cứ Quy chuẩn kỹ thuật nước thải chăn nuôi QCVN 62-MT:2016/BTNMT cho thấy các chỉ tiêu trên đều vượt ngưỡng cho phép. Lượng chất thải chăn nuôi mỗi lứa ước tính 100 ngàn tấn phân và 1,6 triệu m 3 nước thải. Nghiên cứu cung cấp bức tranh hiện trạng phát sinh, KTCT chăn nuôi heo và đề xuất giải pháp phòng ngừa ô nhiễm theo hướng chủ động.Từ khóa: Chăn nuôi heo; Ô nhiễm; Kiểm toán chất thải; Chất thải chăn nuôi; Bình Phước.
Đặt vấn đềỞ Việt Nam, ngành chăn nuôi có vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế quy mô hộ gia đình. Theo như thống kê của Cục Chăn nuôi (2020), tổng đàn nái toàn quốc xấp xỉ 3 triệu con, tổng đàn cả nước ước 26 triệu heo [1]. Đặc biệt, có 16 doanh nghiệp chăn nuôi quy mô lớn với tổng 5,55 triệu con, chiếm 23% tổng đàn toàn quốc. Nhờ các chính sách ưu đãi, hỗ trợ về con giống, đất đai, cơ chế, đến nay đã có 16 tỉnh thành tái đàn vượt 100% so với năm 2018, riêng tỉnh Bình Phước tăng trưởng 170%, tổng đàn heo từ 800 ngàn con tăng lên 1,3 triệu con [1]. Tuy nhiên, phát triển chăn nuôi tập trung quy mô lớn nhưng thiếu sự đồng bộ