Đặt vấn đề: Đột quỵ não là một bệnh rất nghiêm trọng và thường để lại hậu quả nặng nề cho bản thân người bệnh, gia đình và toàn xã hội nếu không được chăm sóc và điều trị kịp thời. Đây là vấn đề thời sự của tất cả các quốc gia trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam. Rối loạn nuốt sau đột quỵ xảy ra ở 23-65% người bệnh, trong số này, có 37% phát triển thành viêm phổi hít và gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Ngày nay, với sự tiến bộ của y học, Phục hồi chức năng giai đoạn cấp góp phần phục hồi tiên lượng cho người bệnh Trong đột quỵ não thì liệt và rối loạn nuốt là dấu hiệu thường gặp và hay đi kèm với nhau. Nếu không được vận động sớm người bệnh dễ mắc teo cơ, cứng khớp, sặc, viêm phổi và suy dinh dưỡng. Xuất phát từ vấn đề trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu này. Mục Tiêu: Đánh giá kết quả phục hồi chức năng sớm với rối loạn nuốt ở người bệnh nhồi máu não cấp điều trị tại Khoa Thần Kinh Bệnh Viện Bạch Mai. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Phương pháp giả thực nghiệm không có nhóm chứng (quasi-experiment) trên 96 người bệnh đột quỵ não cấp (theo tiêu chuẩn chẩn đoán của WHO) có rối loạn nuốt được điều trị tại TT Thần Kinh BV Bạch Mai từ tháng 1 đến tháng 6 năm 2021. Thang điểm GUSS (The Gugging Swallowing Screen) được dùng để đánh giá rối loạn nuốt cho người bệnh. Kết quả và bàn luận: Phần lớn người bệnh ở độ tuổi từ 61-70 tuổi (33 người, chiếm 34,4%). Sau khi được can thiệp phục hồi chức năng nuốt tất cả 96 người bệnh đều có sự cải thiện về khả năng nuốt tốt hơn so với trước can thiệp (Điểm GUSS tăng từ 11,09 ± 3,37 lên 14.31 ± 1,87, p <0,0001). Kết luận: Tiến hành áp dụng các bài tập nuốt trên người bệnh đột quỵ não cấp có rối loạn nuốt sớm bước đầu đem lại kết quả tốt trong phục hồi khả năng nuốt cho người bệnh.
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, hình ảnh cộng hưởng từ não mạch não và bước đầu đánh giá hiệu quả của Rivaroxaban trong điều trị huyết khối tĩnh mạch não. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả tiến cứu được thực hiện trên 38 bệnh nhân huyết khối tĩnh mạch não điều trị tại Khoa Thần Kinh, Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 3 năm 2020 đến tháng 6 năm 2021. Kết quả: Tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là 42,4 ± 14,8. Tỷ lệ nam/nữ là 1,2. Thời gian khởi phát: cấp tính có 6 bệnh nhân (15,8%), bán cấp có 31 bệnh nhân (81,6%), mạn tính có 1 bệnh nhân (2,6%). Triệu chứng thường gặp nhất là đau đầu (94,7%), tiếp theo là liệt nửa người (34,2%) và co giật (28,9%). Trên phim cộng hưởng từ não mạch não,tổn thương hay gặp nhất là nhồi máu não (31,6%), chảy máu não (21,1%) và nhồi máu não chuyển dạng chảy máu (18,4%). Vị trí huyết khối thường gặp nhất là xoang dọc trên (73,7%), xoang ngang (63,2%) và xoang sigma (47,4%). Bước đầu đánh giá hiệu quả của Rivaroxaban trong điều trị huyết khối tĩnh mạch não sau 12 tuần theo dõi điều trị khá khả quan. Tỷ lệ bệnh nhân hồi phục tốt có điểm mRS từ 0-1 điểm 94,7%. Tỷ lệ tái phát các sự kiện huyết khối tĩnh mạch thấp 2,6%.
Đặt vấn đề: Nâng cao thái độ giao tiếp của điều dưỡng viên với bệnh nhân trong công tác chăm sóc điều trị phải luôn được chú trọng nhằm hướng tới sự hài lòng của người bệnh bởi những điều đó ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng và hiệu quả chăm sóc. Vì vậy, nghiên cứu khảo sát mối liên quan giữa sự hài long của người bệnh với giao tiếp của điều dưỡng viên là thực sự cần thiết. Mục tiêu: Đánh giá sự hài lòng của người bệnh về giao tiếp của người điều dưỡng tại Trung tâm Thần Kinh - Bệnh Viện Bạch Mai từ tháng 02/2021đến tháng 06/2021. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu theo phương pháp mô tả cắt ngang trên 238 đối tượng được lựa chọn ngẫu nhiên. Dữ liệu được thu thập bởi bộ câu hỏi về sự hài lòng của bệnh nhân và sự giao tiếp của điều dưỡng đã được tác giả Đinh Ngọc Thành xây dựng và tiến hành trên 197 bệnh nhân nội trú tại Bệnh Viện A Thái Nguyên [1] với bộ câu hỏi tự điền 36 câu của 2 bộ câu hỏi trên 5 điểm của thang đo “Likert scale.” Với bộ câu hỏi “Sự hài lòng của bệnh nhân với giao tiếp của điều dưỡng” điểm đánh giá từ 1 là rất không hài lòng đến 5 là rất hài lòng. Điểm cao chỉ ra mức độ hài lòng cao. Còn với bộ câu hỏi “Sự giao tiếp của điều dưỡng” điểm đánh giá từ 1 là không bao giờ đến 5 là rất thường xuyên. Điểm cao chỉ ra mức độ cao về giao tiếp. Kết quả: Các đối tượng tham gia nghiên cứu có tuổi trung bình là 52,96 ± 16,4, nữ chiếm ưu thế (51,3%), tỷ lệ kết hôn đạt (88%), tập trung nhiều ở trình độ cấp II và cấp III (45,8 và 34,9%), đa số có BHYT (89,9%), ngày nằm viện trung bình là 5-10 (48,3%). Điểm trung bình sự hài lòng của người bệnh là 4,33 ±0,516, điểm trung bình về sự giao tiếp của điều dưỡng: 4,20 ± 0,600. Kết luận: Kết quả của nghiên cứu cho thấy người bệnh có sự hài lòng ở mức độ cao với giao tiếp của điều dưỡng.
Đặt vấn đề: Gánh nặng chăm sóc người bệnh sau đột quỵ ngày càng được công nhận là mối quan tâm đáng kể. Tại gia đình, người chăm sóc có vai trò quan trọng trong việc giúp đỡ người bệnh đột quỵ cả về thể chất lẫn tinh thần, tuy nhiên vai trò này có thể dẫn đến gánh nặng cho người chăm sóc. Mục tiêu: Đánh giá gánh nặng chăm sóc người bệnh đột quỵ não tại nhà của người chăm sóc chính. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang, thực hiện phỏng vấn với 113 người chăm sóc khi đưa người bệnh đến tái khám tại Khoa Thần Kinh Bệnh Viện Bạch Mai từ tháng 12/2020 tới tháng 8/2021 dựa trên thang điểm về gánh nặng chăm sóc của Zarit (Zarit Caregiver Burden Interview - ZBI). Kết quả: Người chăm sóc đa số là bạn đời và con cái (49,6% và 48,7%), là nữ giới (64,6%), độ tuổi từ 40-60 (57,5%), đã kết hôn (93%), có trình độ học vấn từ cấp 3 trở lên (62,8%) và chủ yếu là lao động chân tay (55,7%). Điểm gánh nặng ZBI trung bình là 22,88 ± 9,4. Điểm ZBI từ 0 – 20 (không có gánh nặng): 44,2%, từ 2-40 (gánh nặng vừa phải): 50,5%, từ 41- 60 (gánh nặng trung bình): 5,3%. Gánh nặng chăm sóc theo một số đặc điểm của người chăm sóc: giới tính: p = 0,63, tình trạng hôn nhân: p = 0,43, trình độ học vấn: p = 0,06. Kết luận: Gánh nặng chăm sóc nằm trong khoảng không có gánh nặng (44,2%) cho đến gánh nặng ở mức độ vừa phải và trung bình (55,8%), không có gánh nặng ở mức nghiêm trọng. Gánh nặng chăm sóc trung bình trên toàn bộ đối tượng nghiên cứu được đánh giá ở mức độ thấp. Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê về gánh nặng chăm sóc giữa người chăm sóc là nam hay nữ, tình trạng hôn nhân hay trình độ học vấn.
Mục tiêu: Mô tả thực trạng sử dụng thang điểm Guss của điều dưỡng viên trong chăm sóc rối loạn nuốt ở người bệnh đột quỵ não tại Trung tâm Đột quỵ - Bệnh viện Hữu Nghị đa khoa Nghệ An năm 2021. Đối tượng: điều dưỡng viên làm việc tại Trung tâm Đột quỵ bệnh viện Hữu Nghị đa khoa Nghệ An đồng ý tham gia nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang, có phân tích. Kết quả: Tỉ lệ ĐDV xác định được kết quả test nuốt thông qua việc sử dụng thang điểm Guss chiếm tỉ lệ cao (100%). Tuy nhiên việc đánh giá Sp02 của người bệnh chiếm tỉ lệ thấp nhất (2,5%). Vì vậy cần thực hiện đầy đủ các nội dung của thang điểm Guss để đặt hiệu quả cao trong chăm sóc người bệnh đột quỵ.
scite is a Brooklyn-based organization that helps researchers better discover and understand research articles through Smart Citations–citations that display the context of the citation and describe whether the article provides supporting or contrasting evidence. scite is used by students and researchers from around the world and is funded in part by the National Science Foundation and the National Institute on Drug Abuse of the National Institutes of Health.
customersupport@researchsolutions.com
10624 S. Eastern Ave., Ste. A-614
Henderson, NV 89052, USA
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Copyright © 2024 scite LLC. All rights reserved.
Made with 💙 for researchers
Part of the Research Solutions Family.