Các chi tiết chịu mài mòn, làm việc trong điều kiện khắc nghiệt như trục khuỷu động cơ đốt trong, thường phải thay thế sau 1-2 lần mài về kích thước sửa chữa. Việc chế tạo mới trục khuỷu trong điều kiện Việt Nam còn nhiều hạn chế, do đó, phục hồi kích thước và chế tạo lớp phủ có khả năng chống mài mòn cao phù hợp với yêu cầu làm việc của từng loại động cơ là rất có ý nghĩa. Bài báo này giới thiệu kết quả ứng dụng công nghệ phun phủ plasma trong khí quyển với lớp phủ NiCrBSi để phục hồi các cổ trục khuỷu xe thiết giáp chở quân M113. Cấu trúc tế vi và đặc tính cơ học lớp phủ sau phun đã được khảo sát. Sau đó, các mẫu phủ được thực hiện đo ma sát mài mòn dưới các tải trọng khác nhau 10 N, 20 N và 30 N theo mô hình ball-on-flat. Cơ chế mòn chủ yếu là mòn oxy hóa và sự mài mòn. Lớp phủ có chất lượng tốt, trục khuỷu phục hồi bằng công nghệ phun phủ plasma trong khí quyển đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật của xe M113.
Mục đích: Xác định nồng độ, mối liên quan, tương quan giữa NT-proBNP huyết tương với mức độ, giai đoạn suy tim và hình thái, chức năng thất trái. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 109 bệnh nhân được chẩn đoán suy tim theo tiêu chuẩn ESC 2016, tuổi trung bình 76,17 ± 12,18. Được khám lâm sàng, siêu âm tim và làm xét nghiệm NT-proBNP đánh giá mối tương quan giữa nồng độ NT-proBNP huyết tương với mức độ, giai đoạn suy tim và hình thái, chức năng thất trái. Kết quả: Nồng độ NT-proBNP trung bình ở bệnh nhân suy tim là 6839,06 ± 644,51 pg/ml. Nồng độ NT-proBNP có liên quan đến độ năng suy tim theo phân loại NYHA, ACC/AHA với sự khác biệt giữa các mức độ suy tim có ý nghĩa thống kê p< 0.001. Nồng độ NT-proBNP và các chỉ số hình thái thất trái (LVDd, LVM, LVMI) có mối tương quan thuận với hệ số tương quan lần lượt là r = 0,772, r = 0,793, r = 0.722; p < 0.001. Nồng độ NT-proBNP và phân suất tống máu thất trái có sự tương quan nghịch với tỷ số tương quan r = -0,748, p < 0.001. Kết luận: Nồng độ NT-proBNP có liên quan đến độ năng suy tim theo phân loại NYHA, ACC/AHA, có tương quan thuận giữa nồng độ NT-proBNP với hình thái thất trái và tương quan nghịch với chức năng thất trái.
Đinh lăng (Polyscias fruticosa (L.) Harms) là loại dược liệu quí đã được sử dụng từ lâu ở Việt Nam. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng P.fruticosa có tác dụng dược lí tương tự Nhân sâm. Tuy nhiên, P.fruticosa có chi phí rẻ hơn và dễ trồng hơn Nhân sâm nên ngày càng có nhiều phương pháp nuôi trồng mới trong đó có phương pháp khí canh. Nghiên cứu này nhằm xác định tổng hàm lượng polyphenol, flavonoid và hoạt tính chống oxy hóa của cao cồn rễ đinh lăng dựa trên phương pháp đo quang UV-Vis. Cao cồn rễ đinh lăng trồng bằng phương pháp khí canh cho giá trị tổng hàm lượng polyphenol là 125,37µgGAE/mg và hàm lượng flavonoid là 86,13μgQE/mg, cao hơn cao cồn rễ đinh lăng trồng bằng phương pháp thường (p<0.05). Giá trị IC50 của cao cồn rễ đinh lăng khí canh theo phương pháp DPPH và ABTS lần lượt là 73,54 và 35,33g/ml, cho thấy tiềm năng về khả năng chống oxy hóa mạnh. Theo kết quả điều tra hiện tại, P.fruticosa có hoạt tính chống oxy hóa đáng kể và có tiềm năng sử dụng để điều trị các bệnh khác nhau.
Mãng cầu xiêm là cây ăn quả được trồng rộng rãi ở nước ta với qui mô công nghiệp. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của điều kiện tách chiết đến hàm lượng polyphenol và flavonoid tổng của lá Mãng cầu xiêm trồng tại Bến Tre. Những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình chiết bao gồm: Nồng độ ethanol, thời gian chiết, nhiệt độ chiết và tỉ lệ nguyên liệu/dung môi chiết. Hàm lượng polyphenol và flavonoid tổng được xác định bằng phương pháp so màu. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, điều kiện chiết xuất thích hợp là: Dung môi chiết ethanol 40%, thời gian 30 phút, nhiệt độ 60oC và tỉ lệ nguyên liệu/dung môi 1/30g/ml. Theo đó, hàm lượng TPC và TFC đạt lần lượt là 94,541 ± 1,082 mgGAE/g và 26,170 ± 0,288 mgQE/g. Những kết quả nghiên cứu này góp phần cung cấp những dẫn liệu khoa học quí giá về cây Mãng cầu xiêm.
scite is a Brooklyn-based organization that helps researchers better discover and understand research articles through Smart Citations–citations that display the context of the citation and describe whether the article provides supporting or contrasting evidence. scite is used by students and researchers from around the world and is funded in part by the National Science Foundation and the National Institute on Drug Abuse of the National Institutes of Health.