Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả của phương pháp gương trị liệu đến chức năng vận động ở bệnh nhân liệt nửa người do đột quỵ não. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả mô tả can thiệp đối chứng trên 180 bệnh nhân bị liệt nửa người do đột quỵ não đã điều trị tại bệnh viện Y học cổ truyền Cao Bằng thời gian từ ngày 3/7/2018 đến ngày 3/7/2020. Kết quả và kết luận: Sau 3 tháng can thiệp bằng phương pháp gương trị liệu ở nhóm can thiệp có 94,44% ngồi vững (trước điều trị 73,33%). Có 64,44% bệnh nhân tự đi lại được (trước tập là 32,22%). Mức độ vận động bàn tay liệt gia tăng sau thời gian điều trị 3 tháng ở cả hai nhóm, kết quả ở nhóm can thiệp cải thiện rõ rệt hơn so với nhóm chứng với mức độ vận động tốt và khá đến 75,56% (nhóm chứng chiếm 52,22%). Mức độ khéo léo bàn tay liệt gia tăng sau thời gian điều trị 3 tháng, với mức độ khéo léo 4,5,6 là mức độ khéo léo nhất chiếm 56,66% (trước điều trị 2,22%).
Mục tiêu: Xác định một số yếu tố có liên quan đến kết quả phục hồi chức năng bằng phương pháp gương trị liệu kết hợp với vận động trị liệu ở bệnh nhân liệt nửa người do đột quỵ não. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả trên 90 bệnh nhân bị liệt nửa người do đột quỵ não được can thiệp bằng phương pháp gương trị liệu tại bệnh viện Y học cổ truyền Cao Bằng thời gian từ ngày 3/7/2018 đến ngày 3/7/2020. Kết quả và kết luận: Ở nhóm tuổi 60 trở xuống có tỷ lệ vận động tốt là 92,31% cao hơn rất nhiều so với nhóm trên 60 tuổi là 20% (p<0,05). Bệnh nhân có thời gian đến viện sớm dưới 1 tháng hoặc từ 1 đến 3 tháng sau khi đột quỵ có tỷ lệ vận động tốt lần lượt là 96,43% và 86,21% cao hơn nhiều so với bệnh nhân đến muộn sau 3 tháng là 39,39% (p<0,05). Bệnh nhân có về khiếm khuyết thần kinh theo thang điểm NIHSS ở mức độ nhẹ thì kết quả phục hồi chức năng đạt mức độ tốt chiếm tỉ lệ 100% (p<0,05). Các yếu tố giới, bên liệt, loại tổn thương não không có mối liên quan đến kết quả phục hồi chức năng.
Mục tiêu: Mô tả kiến thức, thái độ của người bố về nuôi con bằng sữa mẹ tại khoa Sản Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 175 người chồng của sản phụ sau sinh tại khoa Sản bệnh viện Trung ương Thái Nguyên từ tháng 5 đến tháng 7 năm 2021. Kết quả và kết luận: Tuổi trung bình của người cha là 29,82 ± 5,43. Người cha có kiến thức về nuôi con bằng sữa mẹ không tốt chiếm tỷ lệ 70,9%. Người cha có kiến thức về nuôi con bằng sữa mẹ tốt chiếm tỷ lệ 29,1%. Người cha có thái độ tiêu cực trong nuôi con bằng sữa mẹ chiếm tỷ lệ 54,3%. Người cha có thái độ tích cực trong nuôi con bằng sữa mẹ chiếm tỷ lệ 45,7%. Kiến nghị: Cần tăng cường giáo dục người bố các kiến thức và lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ và khuyến khích họ trở thành người hỗ trợ bạn đời của mình trong việc nuôi con bằng sữa mẹ.
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả phục hồi chức năng tại nhà về mức độc lập chức năng sinh hoạt hàng ngày cho người bệnh sau đột quỵ não ở Thành phố Thái Nguyên. Phương pháp nghiên cứu: Một nghiên cứu can thiệp cộng đồng có đối chứng được thực hiện trên 162 người bệnh đột quỵ não. Kết quả: Sau can thiệp 6 tháng, ở nhóm can thiệp, tỷ lệ người bệnh có mức độ phụ thuộc hoàn toàn giảm có ý nghĩa thống kê từ 55,6% xuống 33,3%. Mức độ độc lập đã tăng từ 1,2% lên 8,6% so với trước can thiệp. Ở thời điểm 1 năm sau can thiệp, tỷ lệ người bệnh có mức độ phụ thuộc hoàn toàn giảm có ý nghĩa thống kê xuống 17,3%, mức độ độc lập tăng lên 34,6% (p < 0,001). Hiệu quả can thiệp phục hồi chức năng trong việc cải thiện mức độ độc lập ở thời điểm 6 tháng đạt 17,0%, ở thời điểm 1 năm đạt 28,0%. Kết luận: Bài tập phục hồi chức năng tại nhà có hiệu quả trong việc cải thiện mức độ độc lập chức năng sinh hoạt hàng ngày của người bệnh sau đột quỵ não.
scite is a Brooklyn-based organization that helps researchers better discover and understand research articles through Smart Citations–citations that display the context of the citation and describe whether the article provides supporting or contrasting evidence. scite is used by students and researchers from around the world and is funded in part by the National Science Foundation and the National Institute on Drug Abuse of the National Institutes of Health.