Antibiotic resistance is the most important factor leading to the failure of eradication regimens. This review focuses on the prevalence of Helicobacter pylori primary and secondary resistance to clarithromycin, metronidazole, amoxicillin, levofloxacin, tetracycline, and multidrug in Vietnam. We searched the PubMed, EMBASE, Vietnamese National Knowledge Infrastructure, and Vietnamese Biomedical databases from January 2000 to December 2016. The search terms included the following: H. pylori infection, antibiotic (including clarithromycin, metronidazole, amoxicillin, levofloxacin, tetracycline, and multidrug) resistance in Vietnam. The data were summarized in an extraction table and analyzed manually. Finally, Excel 2007 software was used to create charts. Ten studies (three studies in English and seven in Vietnamese) were included in this review. A total of 308, 412, 523, 408, 399, and 268 H. pylori strains were included in this review to evaluate the prevalence of H. pylori primary resistance to amoxicillin, clarithromycin, metronidazole, levofloxacin, tetracycline, and multidrug resistance, respectively. Overall, the primary resistance rates of amoxicillin, clarithromycin, metronidazole, levofloxacin, tetracycline, and multidrug resistance were 15.0%, 34.1%, 69.4%, 27.9%, 17.9% and 48.8%, respectively. Secondary resistance rates of amoxicillin, clarithromycin, metronidazole, levofloxacin, tetracycline, and multidrug resistance were 9.5%, 74.9%, 61.5%, 45.7%, 23.5% and 62.3%, respectively. In Vietnam, primary and secondary resistance to H. pylori is increasing over time and affects the effectiveness of H. pylori eradication.
Mục tiêu: Interferon stimulated gene 20 (ISG20) là một trong những ISG có tác dụng ức chế quá trình nhân lên của một số virus như Hepatitis B virus (HBV) và có mối liên quan đến một số bệnh lý ác tính trong đó có ung thư biểu mô tế bào gan (UTBG). Đối tượng và phương pháp: 41 bệnh nhân chẩn đoán UTBG được khai thác lâm sàng, cận lâm sàng và được điều trị bằng phẫu thuật sau đó lấy tổ chức khối u và tổ chức mô cạnh u RNA toàn phần được tách từ các mẫu mô sau đó chuyển thành cDNA và đánh giá mức độ biểu hiện ISG20 mRNA bằng phương pháp qRT-PCR. So sánh mức độ biểu hiện của ISG20 ở khối u và tổ chức mô cạnh u và đánh giá mối liên quan với một số chỉ số cận lâm sàng ở nhóm nghiên cứu. Kết quả: Biểu hiện ISG20 mRNA không khác nhau ở giữa trung tâm khối u so với tổ chức mô lành cạnh u (p=0,22), biểu hiện ISG20 mRNA khối u có mối tương quan chặt chẽ với chỉ số bilirubin toàn phần và không có mối liên quan đến nồng độ AFP với p>0,05. Kết luận: Không có sự khác biệt giữa biểu hiện ISG20 ở mô khối u và mô cạnh khối u. Biểu hiện ISG20 có liên quan đến một số biểu hiện lâm sàng của bệnh nhân UTBG.
Mục tiêu: đánh giá biểu hiện protein ISG20 và mối liên quan đến lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân ung thư biểu mô tê bào gan liên quan nhiễm HBV. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu mô tả cắt ngang trên các đối tượng bao gồm 115 bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan, 100 bệnh nhân xơ gan và 120 người khỏe mạnh là nhóm chứng. Nồng độ ISG20 huyết thanh được định lượng theo phương pháp ELISA. Kết quả: nồng độ ISG20 huyết thanh ở nhóm bệnh nhân HCC thấp hơn so với nhóm LC và nhóm người khỏe mạnh (p<0,05). Nồng độ ISG20 huyết thanh có mối tương quan nghịch với hoạt độ AST, tương quan thuận với độ tuổi (p<0,05). Kết luận: protein ISG20 giảm biểu hiện ở bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan, có mối liên quan đến tuổi và hoạt đọ enzyme gan.
Đặt vấn đề: Ung thư dạ dày đứng hàng thứ 5 trong các bệnh ung thư trên thế giới và đứng hàng thứ tư trong các bệnh ung thư tại Việt Nam. Tuy nhiên, phần lớn bệnh nhân khi đến viện đều ở giai đoạn muộn. Do vậy, phát hiện sớm và điều trị sớm đóng vai trò quan trọng, liên quan chặt chẽ đến thời gian sống của bệnh nhân. Chúng tôi trình bày về đặc điểm lâm sàng, nội soi, mô bệnh học và phương thức điều trị cho 01 bệnh nhân UTDD sớm. Ca lâm sàng: Bệnh nhân nữ, 56 tuổi. Từ 08/2020, bệnh nhân có triệu chứng: Đau thượng vị, khó tiêu, không gầy sút cân. Từ 09/2020-09/2021, bệnh nhân đã được nội soi dạ dày (06 lần) và sinh thiết 06 lần. Kết quả nội soi: loét góc bờ cong nhỏ, kích thước 1 cm, bề mặt không nhẵn. Kết quả mô bệnh học: có 1/6 lần sinh thiết, chúng tôi tìm thấy tế bào ung thư (lần sinh thiết cuối cùng: 09/2021). Có 3/6 lần (50%) có loạn sản tế bào. Bệnh nhân đã được phẫu thuật qua nội soi. Kết quả sau mổ: Ung thư biểu mô tuyến, biệt hóa cao, tại góc bờ cong nhỏ dạ dày, pT1aM0N0. Sau mổ, bệnh nhân ổn định, không có biến chứng và ra viện. Kết luận: Nội soi và sinh thiết đóng vai trò quan trọng trong phát hiện hiện sớm ung thư dạ dày.
Đặt vấn đề: Từ năm 1994, WHO đã xếp H.pylori nằm trong nhóm I gây UTDD. Tuy nhiên, khả năng gây bệnh của H. pylori phụ thuộc vào yếu tố độc lực của nó. Đề tài nghiên cứu về tỷ lệ cagPAI, oipA, dupA ở bệnh nhân loét tá tràng tại Việt Nam. Đối tượng và phương pháp: 43 bệnh nhân loét tá tràng được chẩn đoán xác định trên nội soi và mô bệnh học. CagPAI, oipA, dupA được thực hiện bằng kỹ thuật PCR. Kết quả: Tuổi hay gặp (31-59 tuổi): 60,5%. Tỷ lệ nam/nữ: 1,5. Các triệu chứng hay gặp trong loét tá tràng gồm: Đau thượng vị, ợ hơi và ợ chua. Số bệnh nhân có 01 ổ loét: 88,4%. Tỷ lệ cagPAI, oipA, dupA dương tính ở bệnh nhân loét tá tràng chiếm tỷ lệ tương ứng: 62,8%, 9,3%, 65,1%. Số bệnh nhân có 2 gen kết hợp (cagPAI + dupA) là: 19/34 (55,9%). Kết luận: Gen oipA của H. pylori là yếu tố nguy cơ cao gây loét tá tràng tại Việt Nam. Cần nghiên cứu trên số lượng nhiều hơn
scite is a Brooklyn-based organization that helps researchers better discover and understand research articles through Smart Citations–citations that display the context of the citation and describe whether the article provides supporting or contrasting evidence. scite is used by students and researchers from around the world and is funded in part by the National Science Foundation and the National Institute on Drug Abuse of the National Institutes of Health.
customersupport@researchsolutions.com
10624 S. Eastern Ave., Ste. A-614
Henderson, NV 89052, USA
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Copyright © 2025 scite LLC. All rights reserved.
Made with 💙 for researchers
Part of the Research Solutions Family.