Mục tiêu: Phân tích đặc điểm sử dụng vancomycin trên bệnh nhân người lớn tại Khoa Hồi sức tích cực 2, Trung tâm Gây mê & Hồi sức ngoại khoa, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu mô tả dựa trên dữ liệu thu thập từ hồ sơ bệnh án của bệnh nhân người lớn điều trị nội trú tại khoa Hồi sức tích cực 2 trong giai đoạn tháng 01-09/2021. Kết quả nghiên cứu: Vancomycin chủ yếu được chỉ định điều trị theo kinh nghiệm cho các nhiễm khuẩn thường gặp ở bệnh nhân Ngoại khoa, chỉ 18,4% bệnh phẩm phân lập được các vi khuẩn Gram (+). Có 31% bệnh nhân trong nghiên cứu được sử dụng liều nạp với mức liều nạp trung bình tương đối cao (40mg/kg). Liều duy trì ban đầu chủ yếu là 1g mỗi 12h, 1g mỗi 8h và chỉ có 2 trường hợp 1g mỗi 6h. 11,96% bệnh nhân ghi nhận có xuất hiện biến cố trên thận. Kết luận: Cần xây dựng quy trình hướng dẫn sử dụng vancomycin cũng như TDM vancomycin theo các khuyến cáo cập nhật trên thế giới để tối ưu chế độ liều, góp phần đảm bảo hiệu quả và hạn chế độc tính của thuốc.
Từ 2007 đến 2017, 301 bệnh nhân có bệnh lý hạch trung thất được thực hiện NSTT để chẩn đoán mô học. Chúng tôi so sánh sự khác biệt giữa 2 nhóm có (nhóm 1) và không có (nhóm 2) hội chứng TMCT về thời gian mổ, biến chứng và kết quả giải phẫu bệnh. Tuổi trung bình là 59.04 tuổi (nhóm 1) và 40.5 tuổi (nhóm 2). Trong số 301 bệnh nhân, 176 nam và 125 nữ. Thời gian mổ trung bình nhóm 1 là 44.8 phút và nhóm 2 là 34.3 phút (p<0.001). Không tử vong, biến chứng là 7.4% (nhóm 1) và 1.1% (nhóm 2). Trong nhóm hội chứng TMCT, 100% thực hiện sinh thiết hạch cạnh KQ phải, kết quả 81.5% carcinoma và 18.5% lymphoma.
Mục tiêu của nghiên cứu được thực hiện nhằm mô tả tổn thương thận cấp sau phẫu thuật tim có sử dụng tuần hoàn ngoài cơ thể. Thiết kế nghiên cứu mô tả được tiến hành trên tất cả các bệnh nhân được thực hiện phẫu thuật tim có sử dụng tuần hoàn ngoài cơ thể từ 01/9/2019 - 31/6/2021. Kết quả nghiên cứu cho thấy trong 105 bệnh nhân mổ thì tỉ lệ tổn thương thận cấp sau phẫu thuật là 24,8% (26/105). Nhóm tổn thương thận cấp có độ tuổi trung bình, ure máu và creatinin máu trước phẫu thuật cao hơn, thời gian chạy tuần hoàn ngoài cơ thể kéo dài hơn và số lượng nước tiểu ít hơn trong phẫu thuật. Số lượng các chế phẩm máu và tỉ lệ sử dụng các thuốc vận mạch nhiều hơn và thời gian nằm hồi sức kéo dài hơn ở nhóm tổn thương thận cấp sau phẫu thuật.
Nghiên cứu hồi cứu nhằm phân tích tính phù hợp của việc sử dụng thuốc ức chế bơm proton (PPI) trong dự phòng loét đường tiêu hóa do stress (SUP) trên bệnh nhân điều trị nội trú tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức có thời gian xuất viện trong tháng 3/2021. Trong số 135 bệnh nhân được đưa vào mẫu nghiên cứu, tỷ lệ chỉ định phù hợp tại thời điểm khởi đầu PPI là 29,6% và tỷ lệ chỉ định phù hợp khi đánh giá trong suốt quá trình điều trị là 77,0%. Tỷ lệ liều dùng PPI phù hợp là 99,1% và đường dùng hợp lý là 74,8%, trong khi thời gian dự phòng hợp lý chiếm 37,5%. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc xây dựng một hướng dẫn dự phòng loét tiêu hóa trên những đối tượng bệnh nhân nặng, bao gồm cả bệnh nhân ngoài khối Hồi sức, là rất cần thiết nhằm nâng cao chất lượng điều trị cho bệnh nhân.
scite is a Brooklyn-based organization that helps researchers better discover and understand research articles through Smart Citations–citations that display the context of the citation and describe whether the article provides supporting or contrasting evidence. scite is used by students and researchers from around the world and is funded in part by the National Science Foundation and the National Institute on Drug Abuse of the National Institutes of Health.