Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm dịch tễ học, lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá đáp ứng điều trị ở trẻ mắc viêm thận do lupus ban đỏ hệ thống. Đối tượng nghiên cứu: 32 trẻ mắc lupus ban đỏ hệ thống nhập viện từ 01 tháng 06 năm 2016 đến 30 tháng 05 năm 2017 tại khoa Nhi, bệnh viện Bạch Mai. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả tiến cứu. Kết quả: Tuổi mắc bệnh trung bình là 10,2 ± 1,5 tuổi [22 tháng - 15 tuổi]. Trẻ gái chiếm tỷ lệ 88,4%, cao hơn trẻ trai (13,6%), tỷ lệ trẻ gái/trẻ trai: 6,4/1. Phù mặt và chân tay là triệu chứng gặp nhất (87,5%), ban da kèm sốt gặp 53,1%, ban cánh bướm gặp 43,7%, tăng huyết áp gặp 31,2%%, tổn thương thần kinh trung ương gặp 12,5%. Cận lâm sàng thấy 100% bệnh nhân dương tính với kháng thể kháng nhân và kháng thể kháng chuỗi kép, bổ thể giảm và protein niệu ngưỡng thận hư gặp 93,7%, đái máu gặp 87,5%, suy thận cấp gặp 37,5%. Kết quả điều trị sau 06 tháng có 62,6% thuyên giảm hoàn toàn, tỷ lệ tử vong 9,3% do bỏ điều trị. Kết luận: Biểu hiện lâm sàng của viêm thận do lupus ban đỏ hệ thống ở trẻ em khá nặng nề, có đáp ứng tốt với điều trị.
Mục tiêu: Xác định đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở bệnh nhi bị rắn chàm quạp cắn nhập Bệnh viện Nhi đồng 1. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hàng loạt ca trên 54 trẻ bị rắn chàm quạp cắn nhập khoa Cấp cứu, Bệnh viện Nhi đồng 1 từ ngày 01/01/2011 đến ngày 31/12/2020. Kết quả: Gần 100% trường hợp sưng nề và đau tại chỗ, dấu móc độc 72,2%. Tỉ lệ nhiễm trùng và hoại tử vết thương khá cao (37,0% và 38,9%). 44,4% xuất hiện bóng nước và khi có bóng nước thì 100% có xuất huyết trong bóng nước. Có mối tương quan giữa bóng nước, nhiễm trùng, hoại tử với mức độ nhiễm độc (p < 0,001). Bầm máu 55,6%, chảy máu vết cắn 46,3%, xuất huyết da 46,3%, chảy máu nướu răng 14,8%, xuất huyết tiêu hóa 1,9%, thiểu niệu (1,9%), hạ huyết áp (1,9%) chủ yếu gặp ở bệnh nhân nhiễm độ nặng. Có mối tương quan giữa bầm máu, chảy máu vết cắn, xuất huyết da với mức độ nhiễm độc (p < 0,001). Vết thương lan rộng qua 2 khớp 55,5%. Rối loạn chức năng đông máu là biểu hiện thường gặp 94,6%, trong đó DIC chiếm 57,5% với fibrinogen giảm < 1g/L (59,3%), PT kéo dài (53,7%), INR > 1,5 (46,3%), tiểu cầu giảm < 150.000/mm3 (40,7%), aPTT kéo dài (35,2%). Sự thay đổi xét nghiệm chức năng đông máu và mức độ nhiễm độc có mối tương quan có ý nghĩa thống kê, p < 0,001. Kết luận: Ở những bệnh nhân có độ sưng nề vết thương lan rộng qua 2 khớp có tỉ lệ nhiễm độc mức độ nặng cao gấp 2,8 lần (KTC 95%: 1,5 – 5,1), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, p < 0,001
Mục tiêu: Xác định đặc điểm dịch tễ học và các biện pháp sơ cứu đúng, chưa đúng của thân nhân bệnh nhi đối các trẻ bị rắn chàm quạp cắn. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hàng loạt ca trên 54 trẻ bị rắn chàm quạp cắn nhập khoa Cấp cứu, bệnh viện Nhi đồng 1 từ ngày 01/01/2011 đến ngày 31/12/2020. Kết quả: Tuổi trung bình là 8,5 tuổi (2 tuổi – 15 tuổi), từ 6 tuổi trở lên chiếm 68,5%. Tỉ lệ nam/nữ là 1,8/1. Tai nạn xảy ra quanh năm nhất là vào những tháng mùa mưa 66,8% từ tháng 5 đến tháng 11, 77,8% bị cắn trong khoảng thời gian từ 12 giờ đến 24 giờ. Bình Phước là địa phương có bệnh nhi bị rắn chàm quạp cắn nhập viện nhiều nhất (29,6%). 53,7% trẻ bị cắn ở xung quanh nhà và trong nhà, đa số do vô tình cắn 96,3%, 57,4% trường hợp đem theo rắn sau khi bị rắn cắn. Hơn 70% vết cắn nằm ở chân, nhất là bàn chân 61,1%. 72,2% trường hợp sơ cứu không đúng (thường gặp là garrot, rạch da, hút nặn nọc độc, đắp thuốc…). 77,7% trường hợp nhập viện trong 24 giờ sau khi bị rắn cắn. Kết luận: Những bệnh nhi có đi thầy lang đắp thuốc thì có tỉ lệ nhiễm độc mức độ nặng cao gấp 3,2 lần (KTC 95%: 1,4 – 7,5), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, p = 0,002. Thời gian nhập viện càng trễ thì tỉ lệ nhiễm độc mức độ nặng càng cao, có ý nghĩa thống kê với p < 0,001.
Mục tiêu: Suy hô hấp vẫn là nguyên nhân thường gặp nhất gây nên tình trạng bệnh lý và tử vong thời kỳ sơ sinh. Xác định tỷ lệ các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, nguyên nhân suy hô hấp. Đánh giá kết quả điều trị và tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến tử vong suy hô hấp sơ sinh. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả. Có 157 trường hợp trẻ sơ sinh có dấu hiệu suy hô hấp tại khoa Hồi sức Tích cực - Chống độc Nhi, Bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang từ ngày 1/1/2021 đến ngày 30/9/2021. Kết quả: 79,62% trẻ suy hô hấp nhập viện vào ngày đầu sau sanh, tỉ lệ nam/nữ là 1,53/1. Nguyên nhân gây suy hô hấp hay gặp nhất là bệnh màng trong (42,04%), tiếp theo là các bệnh lý tại phổi (36,94%), sanh ngạt (3,28%). Điều trị khỏi, xuất viện (78,98%), nặng xin về (6,37%) và tử vong (1,91%). Nhóm trẻ có tuổi thai < 28 tuần có tỉ lệ bệnh nặng hơn gấp 7,18 lần nhóm trẻ có tuổi thai ³ 37 tuần. Nhóm trẻ có cân nặng < 1000 gam có tỉ lệ bệnh nặng hơn gấp 6,30 lần nhóm trẻ có cân nặng ³ 2500 gam. So với nhóm trẻ có điểm silverman ≤ 3 điểm, nhóm trẻ có điểm silverman > 6 điểm có tỉ lệ bệnh nặng hơn gấp 16,00 lần. Nhóm trẻ có thở máy tỉ lệ bệnh nặng gấp 6,23 lần nhóm trẻ thở oxy, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, p < 0,001. Kết luận: Cần quan tâm công tác quản lý thai kỳ, đặt biệt là các sản phụ có nguy cơ cao. Tăng cường các kỹ năng hồi sức sơ sinh cho các y bác sĩ tuyến huyện, tuyến xã. Phát hiện sớm và điều trị kịp thời các nguyên nhân gây sinh non, suy dinh dưỡng bào thai, suy thai, ngạt chu sinh.
scite is a Brooklyn-based organization that helps researchers better discover and understand research articles through Smart Citations–citations that display the context of the citation and describe whether the article provides supporting or contrasting evidence. scite is used by students and researchers from around the world and is funded in part by the National Science Foundation and the National Institute on Drug Abuse of the National Institutes of Health.
customersupport@researchsolutions.com
10624 S. Eastern Ave., Ste. A-614
Henderson, NV 89052, USA
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Copyright © 2025 scite LLC. All rights reserved.
Made with 💙 for researchers
Part of the Research Solutions Family.