Bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu xử lý nước thải sinh hoạt bằng hệ thống lọc sinh học nhỏ giọt (có lớp đệm không ngập nước), sử dụng hai loại vật liệu lọc là tấm nhựa lượn sóng và viên đất nung (bằng hỗn hợp vỏ trấu và đất sét). Sau khi khởi động, mô hình được cho thích nghi với môi trường nước thải sinh hoạt. Khả năng xử lý của bể lọc sinh học được thể hiện qua hai thông số là BOD5 và tổng chất rắn lơ lửng (TSS). Khi sử dụng tấm nhựa lượn sóng và viên đất nung và pH nằm trong khoảng từ 6,81 ± 0,41 đến 7,46 ± 0,56, hiệu suất xử lý BOD5 trung bình lần lượt đạt 80,70 ± 0,88% và 80,82 ± 0,98%; hiệu suất xử lý TSS trung bình lần lượt đạt 68,67 ± 0,83% và 70,08 ± 0,96%. Trong đó, hiệu suất xử lý BOD5 và TSS của viên đất nung có tính ổn định hơn so với tấm nhựa lượn sóng với thông số BOD5 và TSS đầu ra đạt quy chuẩn xả thải cột B, QCVN 14:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt.
Tôm thẻ chân trắng là đối tượng nuôi chủ lực trong định hướng phát triển ngành tôm tại Quảng Trị. Hoạt động nuôi tôm thẻ chân trắng tại Quảng Trị bắt đầu từ năm 2005 và ngày càng phát triển [5]. Tuy nhiên, cùng với giá trị lợi nhuận mang lại, sự phát triển nhanh chóng của hoạt động nuôi tôm trong khi khả năng quản lý tài nguyên nước sử dụng không được đảm bảo đã dẫn đến việc một lượng lớn nước thải từ hoạt động nuôi tôm không được xử lý thải ra môi trường. Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu về hoạt động nuôi tôm tại xã Vĩnh Thạch, huyện Vĩnh Linh tỉnh Quảng Trị và hiện trạng môi trường nước thải nuôi tôm qua ba thời điểm xả đáy định kỳ, xả cuối vụ thu hoạch và vệ sinh ao nuôi, từ đó đề xuất áp dụng hệ thống hồ sinh học kết hợp thả nuôi cá rô phi, cá đối, rong sụn và sò để xử lý nước thải nuôi tôm với mục đích tuần hoàn tái sử dụng, mở ra hướng xử lý nước thải khả thi, áp dụng cho các khu vực nuôi khác trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.
Mục tiêu: Mô tả một số đặc điểm lâm sàng, X-quang và sự bộc lộ dấu ấn miễn dịch Ki67 và p53 trong các u thần kinh nội tiết của phổi. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang, chọn mẫu thuận tiện. Kết quả: U thần kinh nội tiết của phổi thường gặp ở nam giới hút thuốc ở tuổi ≥ 60 (52%); tuổi trung bình là 59,5±8,6 tuổi. Triệu chứng hay gặp nhất là đau ngực và mệt mỏi, gầy sút cân. Phần lớn u gặp ở thùy trên, kích thước > 3cm. Dấu ấn Ki67 dương tính cao trong u thần kinh nội tiết. Tỷ lệ Ki67 bộc lộ cao nhất ở mức 20-55% (chiếm 60%), mức >55% chỉ chiếm tỷ lệ 38%. Dấu ấn p53 trong u thần kinh nội tiết phổi có 73% dương tính thì có tới 65% dương tính 3+. Kết luận: Dấu ấn Ki67 và p53 có tỉ lệ dương tính cao ở các bệnh nhân u thần kinh nội tiết của phổi.
Nguyen Truong To (1828 -1871) was one of the people with great reform ideas in Vietnam at the end of the 19th century. Among his reformist ideas, most notably the economic reform ideology. The article focuses on clarifying Nguyen Truong To's reform ideas in economic fields such as agriculture, industry commerce, finance ... From there, confirming the theoretical value of those reform ideas.
Thí nghiệm đồng ruộng nghiên cứu trên 6 giống lúa, bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn toàn (RCBD), 3 lần nhắc lại tiến hành trong 2 vụ Đông Xuân 2014 - 2015 2014-2015 và Hè Thu 2015 tại huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Mục đích của nghiên cứu xác định giống lúa trung ngày chất lượng tốt, năng suất cao, chống chịu và thích ứng tốt với điều kiện ở địa phương, ứng dụng vào sản xuất trên diện rộng tại tỉnh Quảng Bình. Kết quả nghiên cứu cho thấy tất cả 6 giống lúa thí nghiệm đều thuộc nhóm giống trung ngày (103 - 116 ngày). Hai giống lúa DB211 và GL201 có nhiều ưu điểm tốt như: đẻ nhánh khỏe và tập trung, khả năng sinh trưởng, phát triển tốt, các chỉ tiêu hình tháivà khả năng chống chịu tốt. Hai giống này cũng có năng suất khá cao, vụ Đông xuân 2014 - 2015 (71,8-72,6 tạ/ha) và Hè Thu (65,2 – 63,9 tạ/ha). Chất lượng hạt gạo của giống DB211 và GL201 sáng bóng, thơm và mềm. Cần tiếp tục khảo nghiệm hai giống lúa này ở các thời vụ tại các địa phương khác nhau để sớm đưa vào cơ cấu giống của tỉnh Quảng Bình.
scite is a Brooklyn-based organization that helps researchers better discover and understand research articles through Smart Citations–citations that display the context of the citation and describe whether the article provides supporting or contrasting evidence. scite is used by students and researchers from around the world and is funded in part by the National Science Foundation and the National Institute on Drug Abuse of the National Institutes of Health.