Nghiên cứu sử dụng thang đo PERMA profiler để đánh giá chỉ số hạnh phúc của sinh viên Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHNN-ĐHQGHN) trong giai đoạn giãn cách xã hội do tác động của đại dịch Covid 19. Về thực tiễn, chỉ số hạnh phúc của sinh viên Trường ĐHNN-ĐHQGHN nói chung và chỉ số hạnh phúc của sinh viên mỗi khóa nói riêng đều ở mức bình thường. Đồng thời, nghiên cứu cũng đánh giá sự tương quan giữa các nhân tố hạnh phúc: “cảm xúc tích cực”, “sự gắn kết”. “mối quan hệ tích cực”, “ý nghĩa cuộc sống”và “những thành tựu của cá nhân” của sinh viên Trường ĐHNN-ĐHQGHN ở mức khá chặt.
Với mục đích xác định các điều kiện cần thiết tạo thuận lợi cho việc triển khai Gói dịch vụ y tế cơ bản (DVYTCB) tại các địa phương, Viện Chiến lược và Chính sách Y tế triển khai đề tài can thiệp thí điểm Gói DVYTCB do bảo hiểm y tế (BHYT) chi trả tại 99 trạm y tế xã (TYT) của 4 huyện: Đông Anh, Sóc Sơn (Hà Nội) và Văn Yên, Trấn Yên (Yên Bái) trong thời gian 1 năm (từ 12/2017-12/2018). Hoạt động can thiệp của đề tài tập trung vào 2 nội dung chính: Nâng cao năng lực chuyên môn cho cán bộ y tế trong chẩn đoán, điều trị và tư vấn đối với bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường, nhiễm khuẩn hô hấp cấp; (ii) Hỗ trợ kỹ thuật và phối hợp với địa phương để tháo gỡ các vướng mắc trong cung ứng thuốc tại TYT xã cũng như đảm bảo tính sẵn có của thuốc theo danh mục qui định của Thông tư 39/2017/TT-BYT. Kết quả sau 1 năm triển khai thí điểm cho thấy sự cải thiện về số lượng dịch vụ y tế (DVYT) được cung ứng đối với một số bệnh thông thường tại TYT xã. Trung bình số lượt khám của bệnh nhân tăng huyết áp/TYT xã tăng lên 200 lượt so với thời điểm trước can thiệp (riêng Sóc Sơn tăng lên 446 lượt/TYT). Tỷ lệ trung bình DVKT triển khai được (theo quy định tại Thông tư 39/2017/ TT-BYT) tăng lên 78,9% (sau can thiệp) so với 74,4% (trước can thiệp). Tỷ lệ trung bình các TYT xã thực hiện được xét nghiệm đường huyết mao mạch tăng lên đáng kể với tỷ lệ 71% sau can thiệp so với 56,6% trước can thiệp. Sau can thiệp, số lượng thuốc sẵn có tại TYT theo quy định của Thông tư 39/2017/TT-BYT tăng lên ở cả 4 huyện, tuy nhiên mới chỉ đạt 51%. Tính sẵn có của thuốc HA được cải thiện nhiều nhất ở cả 4 huyện, riêng Trấn Yên và Văn Yên có số loại thuốc HA trung bình lần lượt là 2,4 loại và 1,8 loại (trước can thiệp) đã tăng lên 4,5 loại và 3 loại (sau can thiệp). Một số nguyên nhân tác động tới việc cung ứng DVKT và thuốc theo danh mục Thông tư 39/2017/TT-BYT tại TYT xã đó là (i) nhân lực (TYT xã không có bác sỹ, nhân lực chưa được đào tạo hoặc chưa được cấp chứng chỉ); (ii) khó khăn về trang thiết bị y tế, quy trình đấu thầu thuốc và quy định thanh toán BHYT; (iii) không có bệnh nhân và (iv) tác động bởi các chính sách khác như chính sách thông tuyến, chính sách tự chủ bệnh viện, chính sách đấu thầu thuốc nên hiệu quả triển khai bị hạn chế.
Ngành y tế đang hướng tới mục tiêu bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân, trong đó tăng cường y tế cơ sở (YTCS) là một trong những giải pháp hàng đầu. Bộ Y tế đã khởi động đề án mô hình điểm cho trạm y tế (TYT) của 26 xã, phường, thị trấn trên toàn quốc nhằm tạo cơ sở để các địa phương học hỏi và triển khai nhân rộng. Đề án hướng tới mục tiêu nâng cao năng lực cung ứng và chất lượng dịch vụ CSSKBĐ. Một đánh giá nhanh đã được thực hiện theo hình thức khảo sát trực tiếp cơ sở y tế và thu thập số liệu thứ cấp với mục tiêu tìm hiểu thực trạng hoạt động, điều kiện hiện có và khả năng cung ứng dịch vụ của các TYT điểm. Kết quả khảo sát nhanh cho thấy các TYT xã điểm triển khai đồng đều khám chữa bệnh (KCB) bảo hiểm y tế và các hoạt động y tế dự phòng. Hầu hết TYT xã đã thực hiện quản lý bệnh không lây nhiễm, tuy nhiên chỉ 50% xã triển khai cấp phát thuốc định kỳ cho bệnh tăng huyết áp. Chỉ ¼ số TYT xã triển khai lồng ghép nguyên lý y học gia đình. Các TYT cơ bản đáp ứng về điều kiện cơ sở hạ tầng nhà trạm và hạ tầng công nghệ thông tin. Đa số các TYT xã có bác sỹ làm việc (80%), tuy nhiên chưa đến một nửa số TYT xã đảm bảo cơ cấu nhân lực theo quy định. Về năng lực cung ứng, các TYT chỉ đáp ứng 37% số loại thuốc và thực hiện được 70% số dịch vụ kỹ thuật quy định trong gói dịch vụ y tế cơ bản dành cho YTCS. Có sự chênh lệch về nhu cầu đầu tư trang thiết bị (TTB) của các TYT, có nhiều TTB chưa được trang bị theo quy định. Việc đầu tư TTB cần cân nhắc đến năng lực của TYT xã và nhu cầu của người bệnh, các điều kiện cơ sở vật chất và TTB hiện có, cũng như chức năng nhiệm vụ của TYT xã, đồng thời cần gắn vào đào tạo tập huấn để vận hành hiệu quả.
scite is a Brooklyn-based organization that helps researchers better discover and understand research articles through Smart Citations–citations that display the context of the citation and describe whether the article provides supporting or contrasting evidence. scite is used by students and researchers from around the world and is funded in part by the National Science Foundation and the National Institute on Drug Abuse of the National Institutes of Health.
customersupport@researchsolutions.com
10624 S. Eastern Ave., Ste. A-614
Henderson, NV 89052, USA
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Copyright © 2025 scite LLC. All rights reserved.
Made with 💙 for researchers
Part of the Research Solutions Family.