Mục tiêu: Nghiên cứu này nhằm đánh giá hiệu quả kháng ung thư của tế bào diệt tự nhiên (NK) trênchuột thiếu hụt miễn dịch mang khối ung thư phổi người (dòng H460).Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Tế bào NK được hoạt hoá, biệt hoá và tăng sinh trongphòng thí nghiệm đến khi đạt nồng độ ít nhất 107 tế bào/ml. Chuột thiếu hụt miễn dịch (nude mouse)6 - 8 tuần tuổi, số lượng 24 con, được tiêm ghép 106 tế bào ung thư phổi người dòng H460 vào dướida đùi để tạo khối ung thư phổi người trên chuột nude. Khi khối u có kích thước khoảng 50 - 70mm3(sau 10 ngày ghép), chuột được chia thành 4 nhóm (6 con/nhóm), nhóm điều trị được tiêm tế bào NKqua đường tĩnh mạch đuôi với liều lần lượt là 106 tế bào/10g thể trọng, 5x106 tế bào/10g thể trọng và107 tế bào/10g thể trọng, 1 lần/tuần, trong 3 tuần liên tiếp, nhóm chứng tiêm dung dịch NaCl 0,9%chứa 5% albumin người.Kết quả: Nhóm chuột mang khối ung thư phổi người H460 được điều trị bằng tế bào NK có thể tíchkhối u nhỏ hơn, thời gian sống dài hơn và tỉ lệ chuột chết ít hơn so với nhóm chứng với p>0,05 docỡ mẫu nhỏ.Kết luận: Nghiên cứu gợi ý cho thấy tế bào diệt tự nhiên có hiệu quả kháng ung thư phổi người trênmô hình chuột thiếu hụt miễn dịch mang khối ung thư ghép dị loài.
Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm đánh giá hiệu quả kháng ung thư của tế bào gamma delta T (γδT) trên chuột thiếu hụt miễn dịch mang khối ung thư phổi người (dòng H460). Tế bào γδT người được hoạt hoá và tăng sinh in vitro đến khi đạt nồng độ ít nhất 107 tế bào/ml. Chuột thiếu hụt miễn dịch mang khối ung thư phổi người được chia thành 4 nhóm (6 con/nhóm), bao gồm 01 nhóm chứng và 03 nhóm điều trị (GDT1, GDT2, GDT3) được tiêm với nồng độ tế bào γδT khác nhau. Đối với nhóm chuột GDT3 mang khối ung thư phổi người H460 được điều trị bằng tế bào γδT với nồng độ cao nhất có thể tích khối u nhỏ hơn, thời gian sống dài hơn và tỉ lệ chuột chết ít hơn so với nhóm chứng. Kết quả nghiên cứu gợi ý rằng, tế bào γδT có hiệu quả kháng ung thư phổi người trên mô hình chuột thiếu hụt miễn dịch mang khối ung thư ghép dị loài.
Mục tiêu: Đánh giá chất lượng cuộc sống (CLCS) của nhóm bệnh nhân (BN) ung thư phổi không tế bào nhỏ (UTPKTBN) được điều trị bằng liệu pháp miễn dịch tự thân tế bào diệt tự nhiên (NK). Đối tượng, phương pháp nghiên cứu: 5 BN UTPKTBN giai đoạn III-IV được điều trị bằng liệu pháp miễn dịch tự thân NK. Sử dụng thang điểm EORTC QLQ-C30 để so sánh CLCS của BN tại hai thời điểm trước và sau liệu trình điều trị (06 lần truyền). Kết quả: Sau 01 liệu trình điềm trị gồm 06 lần truyền, nhóm bệnh nhân điều trị bằng liệu pháp tế bào miễn dịch tự thân NK cho thấy có sự cải thiện đáng kể về chức năng thể chất (điểm số 92 – 93,33), chức năng nhận thức (86,67 – 93,33), chức năng xã hội (83,33 – 90), triệu chứng mệt mỏi (17,78 – 8,88), triệu chứng đau (4,16 – 0), khó thở (26,66 – 6,66), mất cảm giác ngon miệng (6,66 – 0), tiêu chảy (20 – 0), tài chính (33,33 – 20) và sức khỏe tổng quát (70 – 78,33). Kết luận: nhóm BN được điều trị bằng liệu pháp miễn dịch tự thân NK có sự cải thiện ở hầu hết các chỉ tiêu đánh giá về chức năng, triệu chứng bệnh và chất lượng cuộc sống tổng thể tại thòi điểm kết thúc trị liệu so với thời điểm trước trị liệu
Sử dụng tế bào miễn dịch tự thân γδT trong điều trị ung thư phổi đang trở thành bước tiến quan trọng kế tiếp để mở ra triển vọng được cung cấp liệu pháp tốt nhất cho bệnh nhân ung thư phổi Việt Nam. Mục tiêu của bài báo này là bước đầu đánh giá tính an toàn và hiệu quả của liệu pháp miễn dịch tự thân γδT trong điều trị một bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ, giai đoạn IV tại Việt Nam. Phương pháp nghiên cứu: báo cáo ca lâm sàng và hồi cứu y văn. Kết quả: Sau 3 lần truyền tế bào miễn dịch tự thân γδT, bệnh nhân đã cải thiện đáng kể cả về triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh. Kết luận: liệu pháp tế bào miễn dịch tự thân γδT cho thấy độ an toàn cao và mang lại kết quả khả quan trong điều trị ung thư phổi nói riêng và các loại ung thư khác nói chung.
scite is a Brooklyn-based organization that helps researchers better discover and understand research articles through Smart Citations–citations that display the context of the citation and describe whether the article provides supporting or contrasting evidence. scite is used by students and researchers from around the world and is funded in part by the National Science Foundation and the National Institute on Drug Abuse of the National Institutes of Health.